Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 14,921
1日当たりのページのアクセス回数: 9,505
1週間当たりののページのアクセス回数: 12,480
1か月当たりのページのアクセス回数: 115,932
1年間当たりのページのアクセス回数: 599,009
ページのアクセス回数 : 10,126,753

Điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe-nhìn toàn quốc năm 2010

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

        Điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe-nhìn toàn quốc năm 2010.

        Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng, mạng lưới bưu chính, viễn thông đã không ngừng phát triển mở rộng đến vùng sâu, vùng xa, hải đảo và liên tục được bổ sung công nghệ mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân ở mọi miền đất nước. Hệ thống phát thanh, truyền hình ngày càng được hiện đại hóa với nhiều phương thức truyền thông, dễ dàng tiếp cận đã góp phần nâng cao dân trí, và đóng vai trò rất quan trọng trong việc phản ánh thực tiễn, thông tin và tuyên truyền đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn phát triển thông tin và truyền trong điều kiện mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đang đặt ra nhiều thách thức. Mức độ phát triển hạ tầng, dịch vụ viễn thông, Internet và nghe-nhìn ở các vùng miền, địa phương còn chưa được hài hòa. Những thông tin, số liệu chi tiết để phục vụ xây dựng chính sách, chương trình phát triển còn thiếu.

        Vì vậy, ngày 31/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 420/QĐ-TTg  về việc thực hiện điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe-nhìn toàn quốc năm 2010. Ngày 07/4/2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 470/QĐ-BTTTT ban hành phương án điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe-nhìn toàn quốc năm 2010. Nội dung của cuộc điều tra bao gồm thu thập thông tin, số liệu về hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet, phát thanh, truyền hình. Đây là cuộc điều tra có quy mô rộng, thực hiện đến tất cả các hộ gia đình, các thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố, xã phường, thị trấn và các đơn vị cung ứng dịch vụ viễn thông, Internet, nghe-nhìn trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng điều tra bao gồm:

  -    Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện; Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND cùng cấp

  -    Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND cấp xã, Trạm Y tế xã, Thư viện xã, các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đóng trên địa bàn xã; điểm Bưu điện Văn hóa xã

  -    Các hộ gia đình

  -    Các doanh nghiệp viễn thông và Internet có hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ, các điểm công cộng cung cấp dịch vụ điện thoại, Internet

  -   Các trạm phát tín hiệu phát thanh, truyền hình do các đài phát thanh, truyền hình của Trung ương, địa phương đang sử dụng.

       Thời điểm tiến hành điều tra bắt đầu từ 0h ngày 1/6/2010 đến ngày 30/6/2010.

       Việc tiến hành điều tra thực trạng phổ cập dịch vụ viễn thông và nghe-nhìn toàn quốc là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn, nhằm thực hiện một số mục tiêu chính:

       1. Thông qua cuộc điều tra lần này, Nhà nước thu thập được các thông tin, số liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về điện thoại, Internet và nghe-nhìn ở cấp Trung ương và địa phương; Xây dựng các chương trình, dự án về phát triển hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, góp phần thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa các vùng miền; Xây dựng các mục tiêu, giải pháp cụ thể nhằm sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm tới.

      2. Cuộc điều tra còn giúp cung cấp các thông tin phục vụ công tác nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển thông tin và truyền thông của Đảng và Nhà nước giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020, đồng thời góp phần xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể thực hiện một số chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và một số chính sách cung ứng các dịch vụ công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

      3. Cuộc điều tra sẽ cung cấp được các thông tin, số liệu cần thiết để cơ quan ở Trung ương và địa phương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cấp quốc gia và cấp địa phương trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý thực hiện các cơ chế, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ở từng địa phương và trên phạm vi cả nước, xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển thông tin và truyền thông.

      4. Kết quả điều tra cũng cung cấp thông tin, tư liệu cho việc đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện một số chính sách cụ thể về phát triển của ngành Thông tin và Truyền thông thời gian qua.

        Về việc tổ chức thực hiện, tại cấp trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Ban Chỉ đạo điều tra, thống kê do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Tại cấp tỉnh, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thành lập Ban chỉ đạo điều tra, thống kê cấp tỉnh do Phó chủ tịch UBND Tỉnh đứng đầu để chỉ đạo, hướng dẫn các UBND huyện, xã tổ chức thực hiện điều tra tại địa phương theo đúng phương án do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

                                                                    Bộ Thông tin và Truyền thông