Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 19,680
Total visited in day: 3,560
Total visited in Week: 6,535
Total visited in month: 109,987
Total visited in year: 593,064
Total visited: 10,120,808

Bắc Giang qua 4 năm thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 19/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+

Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỷ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông. Vì vậy ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm là rất to lớn, giúp chúng ta giảm thiểu thương vong khi gặp tai nạn, tăng thêm nét đẹp trong văn hóa tham gia giao thông.

Khu vực đỗ xe tại sân trường cho phụ huynh đã góp phần giảm ùn tắc tại cổng Trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên, Thành phố Bắc Giang (Nguồn: Báo Bắc Giang)

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg về triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện về quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Công tác quán triệt thực hiện Chỉ thị được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nêu gương trong việc thực hiện chấp hành nghiêm quy định đội mũ bảo hiểm cho bản thân và cho người đi cùng khi đi mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện. 

Ban An toàn giao thông tỉnh đã xây dựng Chương trình phối hợp với 19 cơ quan, đơn vị triển khai hoạt động tuyên truyền theo chủ đề Năm an toàn giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo cả giai đoạn giai đoạn 2016-2020.

Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động triển khai hoạt động tuyên truyền với nhiều nội dung, hình thức phong phú; đưa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, về đội mũ bảo hiểm vào nội dung sinh hoạt định kỳ của chi bộ, chính quyền, đoàn thể, các cuộc họp thôn, tổ dân phố…gắn việc xây dựng “Văn hóa giao thông” với nội dung cuôc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; chỉ đạo đưa chương trình giảng dạy pháp luật về trật tự an toàn giao thông, quy định về bắt buộc đội mũ bảo hiểm vào các cấp học và được quy định là chương trình của năm học tới tất cả các cấp học.

Các chương trình nêu bật tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm, và một số biện pháp nâng cao ý thức chấp hành đội mũ bảo hiểm như: Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một vấn đề hết sức cần thiết; giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong ý thức tuân thủ pháp luật trọng cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường; giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội. Giáo dục ý thức tham gia giao thông từ mỗi gia đình; mỗi gia đình phải thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, nhắc nhở ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cho các thành viên trong gia đình của mình, đặc biệt là người lớn phải gương mẫu, phải có ý thức tham gia giao thông an toàn để con em học tập…

Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa để tuyên truyền lợi ích cũng như những nguy hiểm tiềm ẩn khi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; tổ chức diễn các tiểu phẩm về an toàn giao thông trong đó nhấn mạnh sự nguy hiểm khi không đội mũ bảo hiểm…

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng và duy trì một số mô hình nổi bật như: “Mô hình truyền thông gia đình”, “Cùng em an toàn tới trường”, “Câu chuyện của tôi bài học của bạn”, “Bài học từ những khoảnh khắc”, “Thanh niên với văn hóa giao thông”; tổ chức chương trình tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em vào lớp 1 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ cho em

Với sự vào cuộc tích cực, sự triển khai đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và cả hệ thống chính trị trong công tác truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT đường bộ nói chung, quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng đã có có nhiều chuyển biến tích cực, tiếp tục giảm so với những năm trước khi thực hiện Chỉ thị 04; ý thức chấp hành pháp luật về giao thông được nâng cao, hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông bằng xe mô tô, gắn máy, tạo thành nét văn hóa giao thông trong đại đa số nhân dân. Công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông liên quan đến việc không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Kết quả này được minh chứng qua con số cụ thể như: Năm 2019 xử lý 14.731 trường hợp vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì đến 9 tháng đầu năm 2021 là 10.398 trường hợp. Số tai nạn giao thông liên quan đến không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông năm 2018 là 51 vụ; 9 tháng đầu năm 2021 là 21 vụ.

Thời gian tới để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 04/CT-TTg về triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tuyên truyền các văn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về an toàn giao thông, tuyên truyền mạnh và thường xuyên về quy tắc giao thông đặc biệt là trên các lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó tập tập trung tuyên truyền các quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; phổ biến tuyên truyền về những hậu quả về sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng do tai nạn giao thông gây ra để răn đe các đối tượng coi thường pháp luật, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn xã hội. Tăng cường các phương thức tuyên truyền thông qua nhiều hình thức như: Sử dụng pa nô, áp phích, băng rôn trên các trục đường chính; Tổ chức các cuộc thi viết bài về An toàn giao thông; tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện về an toàn giao thông để tạo dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự giao thông; phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc mở các diễn đàn; giải đáp các thắc mắc của người dân về pháp luật giao thông qua các hình thức giao lưu trực tuyến; Phổ biến những kinh nghiệm hay, những mô hình hiệu quả; biểu dương những cá nhân, đơn vị có những đóng góp tích cực trong công tuyên truyền đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội, đó là chân lý không bao giờ thay đổi, chính vì vậy mỗi cá nhân hãy luôn ý thức, xác định trách nhiệm của mình với cộng đồng để góp sức manng lại một xã hội bình yên, hạnh phúc./.

Nguyệt Anh