Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 15,867
1日当たりのページのアクセス回数: 5,763
1週間当たりののページのアクセス回数: 8,738
1か月当たりのページのアクセス回数: 112,190
1年間当たりのページのアクセス回数: 595,267
ページのアクセス回数 : 10,123,011

Bắc Giang tích cực triển khai, thúc đẩy quyền con người trên mọi lĩnh vực

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+

Nỗ lực vượt khó tạo nên đột phá

Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.895 km2; dân số khoảng 1,9 triệu người. Toàn tỉnh có 09 huyện, 01 thành phố với 209 xã, phường, thị trấn. Những năm gần đây, Bắc Giang tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức của tình hình thế giới, khu vực, sự tác động, diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của Nhân dân. Song với sự đoàn kết, quyết tâm, chung sức, đồng lòng và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Bắc Giang đã vượt qua khó khăn, tận dụng tốt cơ hội đẩy mạnh phát triển, tạo nên những đột phá mới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang duy trì ở mức hai con số trong nhiều năm (năm 2022 đạt 19,3%, cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ 2 cả nước; năm 2023 ước đạt 13,45% đứng đầu cả nước); cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện (chỉ số PCI năm 2022 đứng thứ 2 cả nước). Thu hút đầu tư FDI nhiều năm liên tục nằm trong tốp 10 cả nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước tăng nhanh qua từng năm. Bắc Giang vươn lên nằm trong nhóm 8 địa phương có kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 10 tỷ USD. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư ngày càng đồng bộ, hiện đại; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều đổi mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (còn khoảng 3%). Quốc phòng, an ninh được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở được củng cố, tăng cường. Đặc biệt, đồng thuận xã hội, niềm tin của Nhân dân, mối quan hệ máu thịt giữa Nhân dân với Đảng ngày càng bền chặt, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố vững chắc.

Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mở ra nhiều không gian, động lực phát triển mới. Nhiều công trình, dự án lớn, nhất là các công trình giao thông đối nội, đối ngoại quan trọng tiếp tục được đầu tư, khởi công, đáp ứng mong đợi của đông đảo Nhân dân. Tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước; kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Đây là cơ sở để Bắc Giang không ngừng đẩy mạnh công tác đối ngoại, tăng cường truyền thông về Quyền con người.

Bắc Giang triển khai, thúc đẩy quyền con người trên mọi lĩnh vực

Để triển khai hiệu quả công tác đấu tranh về nhân quyền trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định kiện toàn BCĐ về nhân quyền tỉnh Bắc Giang. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, Bắc Giang chú trọng nâng cao nhận thức và hành động của các sở, ban, ngành và UBND các cấp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ nhân quyền, thực thi chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người trên các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Tỉnh chỉ đạo các cơ quan truyền thông thường xuyên phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật liên quan như: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Đất đai; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật tiếp cận thông tin; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo…; các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19… 

Thực hiện Quyết định 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành các văn bản chỉ đạo đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc như: Kế hoạch triển khai Quyết định số 1079/QĐ-TTg; Kế hoạch về triển khai thực hiện Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh.  Hằng năm, BCĐ Nhân quyền tỉnh tham mưu Kế hoạch công tác đấu tranh, bảo vệ nhân quyền; Kế hoạch tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhân kỷ niệm Ngày Nhân quyền thế giới; tham mưu định hướng công tác truyền thông về nhân quyền gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể và đặc thù ở từng địa phương, đơn vị.

Triển khai Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang xây dựng Đề án số 01/TU ngày 20/7/2021 về “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giai đoạn 2021-2025”. Chỉ đạo chặt chẽ việc học tập, nghiên cứu, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và Đề án số 01- ĐA/TU của BTV Tỉnh uỷ. Thành lập “Tổ phản ứng nhanh” xử lý, đấu tranh, phản bác các thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái thù địch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trên không gian mạng. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đời sống việc làm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân, đấu tranh, gỡ bỏ những thông tin xấu, độc, phản cảm, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 16/01/2023 về “Nâng cao ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong việc sử dụng Internet, mạng xã hội (phát hành hơn 105.000 tờ gấp tuyên truyền về Chỉ thị đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và chiến sĩ lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh). 

Triển khai Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền dân tộc, tôn giáo; năm 2021 UBND tỉnh Bắc Giang đã phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở (tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang). Triển lãm đã trưng bày 200 khung tranh tư liệu, hình ảnh; nhiều sách, báo viết về dân tộc, tôn giáo và mô hình, hiện vật; chiếu phim tư liệu tuyên truyền về cộng đồng các dân tộc và tôn giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Không ngừng nỗ lực vì quyền con người

Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức tác động đến bảo đảm, thúc đẩy quyền con người. Việc triển khai công tác đảm bảo quyền con người của địa phương gặp phải khó khăn, trở ngại như: Nhận thức về vấn đề nhân quyền và công tác nhân quyền của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn chưa được đầy đủ; chưa được thường xuyên tiếp cận sâu, rộng với các kiến thức nền về công tác nhân quyền; kiến thức, kinh nghiệm và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác nhân quyền địa phương còn hạn chế. Các tác động tiêu cực phức tạp, nhiễu loạn của thông tin đa chiều, đặc biệt là các thông tin liên quan đến quyền con người trên mạng internet, điều này rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng, tuyên truyền thông tin không chính xác, sai lệch chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước về quyền con người.

Trong bối cảnh đó, Bắc Giang xác định công tác nhân quyền trong thời gian tới cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau: (1) Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc triển khai các chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người. Tập trung kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sơ hở, thiếu sót trong triển khai chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, trong đó chú trọng vào nhóm đối tượng dễ bị tổn thương: trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số và người lao động bị mất việc làm. (2) Tăng cường tổ chức hội nghị tập huấn công tác nhân quyền, cập nhật, nâng cao và thống nhất nhận thức cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của tỉnh về tình hình, công tác nhân quyền trong giai đoạn mới; nâng cao kỹ năng xử lý tình huống cho cán bộ trực tiếp làm công tác nhân quyền tại địa phương. Mở rộng đối tượng tập huấn, nhất là các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để phát huy nguồn lực tham gia công tác bảo đảm, thúc đẩy quyền con người; Nắm chắc tình hình liên quan đến vấn đề tôn giáo, dân tộc - lĩnh vực mà các thế lực thiếu thiện chí, cực đoan thường tập trung xuyên tạc, chống phá để kịp thời xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm phát sinh trong tôn giáo, dân tộc; giải quyết thỏa đáng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, không để tạo thành điểm nóng, góp phần đấu tranh hiệu quả với hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam. (3) Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền về thành tựu bảo đảm quyền con người của Trung ương và địa phương, phản bác các thông tin xuyên tạc. Duy trì hoạt động hiệu quả các Trang Thông tin điện tử, các chuyên mục liên quan về quyền con người trên các báo, đài, phương tiện truyền thông đại chúng để tạo dòng thông tin chủ lưu, tích cực, lan tỏa rộng rãi./.

Nguyễn Lan