Liên kết Liên kết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 11,146
Tổng số trong ngày: 642
Tổng số trong tuần: 6,171
Tổng số trong tháng: 12,078
Tổng số trong năm: 663,471
Tổng số truy cập: 10,191,215

Câu 199: Thế nào là bầu cử bổ sung? Việc bầu cử bổ sung được thực hiện khi nào?

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Bầu cử bổ sung là việc tổ chức bầu cử trong thời gian giữa nhiệm kỳ của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân để bầu thêm số đại biểu thiếu hụt so với tổng số đại biểu Quốc hội được bầu trong nhiệm kỳ (500 đại biểu) hoặc so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở đầu nhiệm kỳ của đơn vị hành chính theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 02 năm và thiếu trên 10% tổng số đại biểu Quốc hội đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ.

Việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Hội đồng nhân dân thiếu trên một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ.

- Đơn vị hành chính mới được thành lập trên cơ sở nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính hiện có có số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân không đủ hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Quốc hội quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã.

( Nguồn: Theo sách “Hỏi - Đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026”)