Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 15,477
1日当たりのページのアクセス回数: 5,179
1週間当たりののページのアクセス回数: 8,154
1か月当たりのページのアクセス回数: 111,606
1年間当たりのページのアクセス回数: 594,683
ページのアクセス回数 : 10,122,427

Chiến thắng bản thân, không cam chịu đói nghèo

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+

(BGĐT) - Người dân thôn Chẽ, xã Phồn Xương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đều khâm phục nghị lực vượt khó của anh Lê Đức Quỳnh (SN 1987). Chàng trai khuyết tật này đã chiến thắng bản thân, luôn cố gắng hết mình để thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. 

Anh Lê Đức Quỳnh kiểm tra sản phẩm cay bê tông.

Chúng tôi tìm đến gia đình anh Quỳnh giữa trưa khi tiết trời oi nóng. Dáng người nhỏ bé, lưng hơi gù nhưng chàng trai bước đi thoăn thoắt dẫn khách tham quan khu vực sản xuất cay bê tông. Vừa trò chuyện, anh vừa tranh thủ sắp xếp công việc, hướng dẫn nhóm thợ làm việc. Anh chia sẻ: “Gia đình tôi thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn là trông cả vào đây”.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, điều kiện kinh tế khó khăn. Do bẩm sinh nên từ nhỏ, anh Quỳnh bị bạn bè trêu trọc là “cậu bé tí hon”. Lớn lên, lưng anh mỗi ngày một gù. Những thiệt thòi về thể lực khiến anh luôn mặc cảm, thường trực suy nghĩ mình sẽ không thể giúp ích được gì cho gia đình. Tuy vậy, được sự động viên của người thân, anh dần trưởng thành, vượt qua sự tự ti và tìm hướng thoát nghèo.

Thể lực yếu nên để lo việc đồng áng, xây dựng mô hình trồng trọt hay chăn nuôi là việc rất khó khăn với thanh niên này. Anh trăn trở và quyết định chuyển hướng. Nhận thấy nhu cầu về vật liệu xây dựng của người dân địa phương ngày càng cao, năm 2016, thanh niên Lê Đức Quỳnh bàn với anh trai vay vốn ngân hàng để mở xưởng sản xuất cay bê tông. 

Tuy nhiên, thời gian đầu, do quy mô nhỏ, sản xuất hoàn toàn thủ công nên sản lượng thấp. Sau hơn một năm đi vào hoạt động, anh Quỳnh vay mượn thêm người thân, bạn bè cùng với số tiền dành dụm được để mua sắm thêm máy móc.

Đến nay, mô hình sản xuất cay bê tông của hai anh em đã ổn định. Trung bình mỗi tháng, sản lượng đạt từ 3-4 vạn viên cay, có thời điểm đạt 10 vạn viên, bình quân doanh thu đạt 70 triệu đồng/tháng. Với chất lượng tốt, giá thành hợp lý nên sản phẩm được nhiều khách hàng trong và ngoài huyện lựa chọn. Xưởng cay bê tông ấy còn tạo việc làm cho từ 3-5 lao động địa phương.

Bất kể trời mưa hay nắng, mọi người thường thấy hình ảnh chàng trai lưng gù mải miết với công việc kiểm tra sản phẩm, nhắc nhở công nhân làm việc, bảo đảm chất lượng và tiến độ giao hàng. Nhờ nghị lực vượt khó, mạnh dạn chuyển đổi nghề, gia đình anh Lê Đức Quỳnh đã thoát nghèo, trở thành hộ khá ở địa phương. Từ đây, anh có điều kiện chăm lo cho tổ ấm, cho hai con ăn học.

                                                                                         Theo Hà Phương-BBG