Liên kết Liên kết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 19,761
Tổng số trong ngày: 5,842
Tổng số trong tuần: 38,641
Tổng số trong tháng: 60,969
Tổng số trong năm: 544,046
Tổng số truy cập: 10,071,790

Chuẩn bị hành trang cho trẻ vị thành niên

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Trong gia đình, cha mẹ là tấm gương phản chiếu để các con noi theo và học tập. Không chỉ có công nuôi dưỡng con cái, cha mẹ còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến con cái từ lối sống, nhân cách của mình. Lắng nghe, chia sẻ với con những câu chuyện tuổi mới lớn là sự chuẩn bị cần thiết của cha mẹ để giúp con hành trang bước vào đời.

Cha mẹ là điểm tựa tin cậy cho con

Ở tuổi vị thành niên, trẻ thường muốn khẳng định mình cũng như rất muốn được những người xung quanh thừa nhận năng lực bản thân. Vào tuổi này trẻ cũng thường bắt đầu có những rung động đầu đời, nên cha mẹ rất khó nắm bắt tâm lý của trẻ. Không phải đứa trẻ nào cũng sẵn sàng chia sẻ, giãi bày tâm tư, suy nghĩ của mình với cha mẹ. Trái lại, rất nhiều trẻ có xu hướng giấu kín, tự hành động theo suy nghĩ của bản thân, dẫn đến có những cách hành xử chưa phù hợp mang tính tiêu cực, ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát của trẻ. Vì vậy, ở tuổi này các con rất cần sự chia sẻ của cha mẹ. Cha mẹ cũng từng là thiếu niên với biết bao lo lắng, hồi hộp, vì thế đến lượt con mình, cha mẹ giúp con hành trang bước vào đời là vô cùng quan trọng.

Trong thực tế, nhiều bậc cha mẹ vì sốt ruột, luôn thúc giục con đạt được những kỳ vọng của mình đã dẫn đến việc con cái luôn cảm thấy áp lực, trở nên căng thẳng trong cuộc sống, dẫn đến trầm cảm, thậm chí có ý nghĩ tiêu cực. Nhiều bậc cha mẹ, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, thiếu sự quan tâm dành cho con nên không thấu hiểu khả năng, nguyện vọng, mơ ước của con, nhất là thiếu tôn trọng sự riêng tư của con, không biết bạn của con là ai, không cho con tự quyết định, không cho con thử làm và thất bại... có thể sẽ là những rào cản dẫn đến việc con cái càng ngày càng xa cách cha mẹ.

Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ nên chia sẻ về những điều có thể diễn ra ở tuổi vị thành niên, để con được biết những gì có thể gặp phải và con có thể trao đổi với bố mẹ để được tư vấn. Việc cố gắng tìm hiểu các bạn của con, hiểu những suy nghĩ của con, mong ước của con sẽ giúp cha mẹ tìm được cách giao tiếp tốt hơn với con. Cha mẹ có thể tâm sự với con về những thành công và thất bại khi con bước vào ngưỡng cửa cuộc đời và khuyến khích con học hỏi từ những kinh nghiệm của chính mình khi ở vào độ tuổi của con bây giờ. Đây là thời điểm cha mẹ nên dành thời gian gần gũi, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với con những câu chuyện tuổi mới lớn. Nếu chẳng may con có những “vấp ngã” đầu đời, thì cha mẹ, bằng tình yêu thương và sự bao dung, vẫn luôn là chỗ dựa tin cậy, khích lệ con đứng dậy, mạnh mẽ bước đi.

Trang bị kiến thức cho con ở tuổi vị thành niên

Ngày nay có rất nhiều kênh thông tin để các em có thể tự tìm hiểu, tra cứu, trang bị thêm kiến thức cho mình để chuẩn bị hành trang bước vào đời. Nhưng các bậc cha mẹ vẫn không nên chủ quan ỷ lại hết vào việc trang bị kiến thức trong nhà trường, từ sách vở, mạng internet... Trẻ sẽ có những thắc mắc cần được chia sẻ và giải đáp về các vấn đề về sức khỏe sinh sản và những rung động đầu đời, mà chỉ có cha mẹ mới là người gẫn gũi nhất, dễ thông cảm và bao dung nhất. Cha mẹ nên nói với con về những nguy co hay gặp ở tuổi vị thành niên nhu: dễ bị dụ dỗ, mua chuộc, lường gạt, xâm hại và dễ bắt chước; việc quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn sẽ dẫn đến hậu quả: mang thai ngoài ý muốn, dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS, dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá, ma túy… Vấn đề mang thai tuổi vị thành niên không còn xa lạ với xã hội hiện nay, do không lường trước được hậu quả, việc mang thai ngoài ý muốn khiến các em phải làm mẹ, làm cha ở độ tuổi đến trường, những tổn thương về mặt tình cảm, về cơ thể khiến các em gặp phải những khó khăn tâm lý nhất định. Vì vậy việc trang bị cho các em những kiến thức về sức khỏe sinh sản và hậu quả mang thai ở tuổi vị thành niên là điểu gia đình và xã hội nên làm. Cha mẹ nên nói với con về những ảnh hưởng của việc mang thai ngoài ý muốn đối với tuổi vị thành niên như: việc này sẽ ảnh hưởng tới việc học của con; trở thành người mẹ/bố trẻ vị thành niên khi chưa đủ phát triển hoàn toàn về thể chất và tinh thần; một số điều cơ bản về việc quan hệ tình dục an toàn; các biện pháp tránh thai cơ bản…

Trong một xã hội đang có nhiều phức tạp như hiện nay, các chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên đối với lứa tuổi vị thành niên là trong những trường hợp cần thiết thì nên tìm đến các nhà tâm lý. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà tư vấn không chuyên, đặc biệt là các bậc cha mẹ nên là người gãn gúi, thấu hiểu con cái hơn ai hết. Vì thế các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể trở thành những người bạn đáng tin cậy để các con chia sẻ những buồn vui, trăn trở hay áp lực… trong cuộc sống. Cha mẹ nên chủ động gợi chuyện, đưa ra các câu hỏi khuyến khích con giãi bày, tâm sự. Cha mẹ luôn thể hiện sự tôn trọng, hiểu con và ngược lại tạo điều kiện cho con hiểu mình. Cha mẹ chịu khó lắng nghe ý kiến và cho phép con tham gia phát biểu ý kiến với tư cách là thành viên, là người bạn trong gia đình. Dù cuộc sống hiện đại có bận rộn đến đâu nhưng hãy dành thời gian quan tâm đến con, tìm hiểu về tâm sinh lý của con để trang bị kiến thức cho con tuổi vị thành niên một cách phù hợp, giúp con có hành trang tốt khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời./.

Vân Hồng