Liên kết Liên kết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 16,142
Tổng số trong ngày: 9,625
Tổng số trong tuần: 30,390
Tổng số trong tháng: 52,718
Tổng số trong năm: 535,795
Tổng số truy cập: 10,063,539

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bắc Giang: Chuyển biến về chất

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

(BGĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020, đến nay các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đều đạt và vượt. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm bình quân 2,23%, vượt chỉ tiêu đề ra và cao hơn kết quả chung cả nước; trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và huyện nghèo giảm nhanh, mức bình quân từ 4 - 5%/năm.

Người dân chủ động, nỗ lực hơn

Để đạt kết quả này, công tác giảm nghèo trong các năm gần đây tiếp tục được cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm. Các dự án, chính sách, hoạt động hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo được triển khai đồng bộ, kịp thời. Công tác truyền thông về giảm nghèo tích cực hơn, phù hợp với giai đoạn mới, giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đa phần người nghèo, hộ nghèo đã chuyển biến về nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.

Trao nhà Đại đoàn kết cho người nghèo huyện Hiệp Hòa.

Các văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh và cụ thể hóa các chính sách, quy định của trung ương được ban hành kịp thời, đầy đủ đã tạo bước đột phá trong huy động sự tham gia chung sức của người dân thực hiện mục tiêu chương trình. Điển hình là các nghị quyết của HĐND, kế hoạch của UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn các xã miền núi và xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn...

Công tác huy động nguồn lực được chú trọng ngay từ khâu lập kế hoạch thực hiện các chương trình. Bên cạnh nguồn vốn T.Ư, ngân sách tỉnh đã bố trí phần vốn thực hiện, đồng thời huy động nguồn lực trong nhân dân. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân bổ bảo đảm công khai, minh bạch, đúng hướng dẫn, các dự án hợp phần được đầu tư hỗ trợ đúng địa bàn, đối tượng, đúng chế độ, chính sách. Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ phát triển sản xuất để tự lực vươn lên thoát nghèo góp phần ổn định kinh tế, từng bước giảm nghèo bền vững.

Trong thực hiện các dự án, cách làm của Bắc Giang là chuyển dần từ phương thức hỗ trợ cho không sang có sự tham gia của người dân, hỗ trợ sinh kế. Đó là hỗ trợ đào tạo nghề, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm; cho vay vốn ưu đãi lãi suất để chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh. Sự thay đổi đó đã tác động tích cực đến người dân, thúc đẩy người dân chủ động, nỗ lực hơn tạo ra sự chuyển biến về chất trong công tác giảm nghèo. 

Các mô hình cho hiệu quả tốt xuất hiện ngày càng nhiều, đó là sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, cây lâm nghiệp, nuôi ong ở các huyện miền núi Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế. Chất lượng giảm nghèo của tỉnh được thể hiện ở tỷ lệ tái nghèo dưới 0,6%; hộ nghèo do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản rất thấp. Số hộ nghèo ở các huyện miền xuôi của tỉnh chủ yếu là hộ không có lao động, đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội.

Tỷ lệ giảm nghèo vượt mục tiêu

Phong trào xã hội hoá về giảm nghèo tiếp tục được quan tâm thực hiện, thu hút sự tham gia của toàn xã hội. MTTQ và các tổ chức thành viên đã làm tốt công tác vận động các nguồn lực xã hội chung tay giảm nghèo, phân công đoàn viên, hội viên giúp nhau phát triển kinh tế. Những sáng kiến, kinh nghiệm hay về giảm nghèo bền vững được chia sẻ, lan tỏa trong thực tế từ đó hình thành nhiều mô hình tốt, hiệu quả.

Sự thay đổi cơ chế hỗ trợ đã tác động tích cực đến người dân, thúc đẩy người dân chủ động, nỗ lực hơn tạo ra sự chuyển biến về chất trong công tác giảm nghèo.

Đời sống nhân dân nói chung, người nghèo nói riêng được cải thiện đáng kể, hạ tầng cơ sở vùng sâu, xa, các xã nghèo, xã ĐBKK đã được cải tạo, nâng cấp, xây mới phục vụ tốt hơn cho phát triển KT-XH. Đặc biệt, chính sách thu hút đầu tư, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ đã thúc đẩy nhu cầu việc làm, tạo bình quân khoảng 30 nghìn việc làm mới mỗi năm. Những kết quả đó đã góp phần ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh còn 23.137 hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, chiếm 5,01%, giảm 37.597 hộ so với cuối năm 2015 (tương ứng 2,23%/năm), vượt kế hoạch đề ra 0,23%/năm và cao hơn so với mục tiêu của Quốc hội. Bắc Giang được đánh giá là một trong số ít địa phương miền núi phía Bắc thực hiện thành công Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững với những mô hình nổi bật về phát triển vùng cây ăn quả, chăn nuôi; thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ tạo việc làm cho lao động nông thôn, lao động địa phương và các tỉnh, thành phố lân cận.

Duy trì kết quả, nâng chất lượng giảm nghèo

Mặc dù đạt nhiều kết quả, thực tế triển khai chương trình vẫn gặp những khó khăn, thách thức. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số địa phương thiếu tính chủ động, chưa quyết liệt; có dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Tại các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng ĐBKK hạ tầng cơ sở phát triển sản xuất vẫn còn những khó khăn; việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ chậm, việc làm mang tính thời vụ; năng suất lao động trong nông nghiệp vẫn ở mức thấp, nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra. 

Tình trạng lao động xuất cảnh trái phép, lao động cư trú bất hợp pháp sau khi kết thúc hợp đồng ở nước ngoài gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến chính sách xuất khẩu lao động, tiềm ẩn rủi ro cho người lao động. Năng lực cán bộ cơ sở có nơi còn hạn chế, đặc biệt là lập hồ sơ thực hiện các mô hình phát triển sản xuất, mô hình giảm nghèo.

Ông Trương Đức Huấn, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, kết thúc giai đoạn, công tác giảm nghèo của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực song đây là nhiệm vụ lâu dài, mỗi giai đoạn có những mục tiêu cũng như khó khăn, thách thức mới. Bước sang năm 2020, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tác động tiêu cực đến nền kinh tế; người lao động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề đối mặt với nguy cơ mất việc làm và thu nhập, đời sống khó khăn. 

Đây là thách thức mới ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giảm nghèo. Sở tiếp tục làm tốt công tác điều tra, khảo sát, dự báo để tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng các chương trình, đề án cho giai đoạn 2021-2025; tham mưu biện pháp triển khai sớm các chính sách và nguồn lực hỗ trợ. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể, huyện, TP thường xuyên nắm bắt tình hình để có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh. 

Thực hiện đúng phương châm của Ban chỉ đạo tỉnh là không để trường hợp nào gặp rủi ro, hoạn nạn mà không được quan tâm hỗ trợ kịp thời; không để con em các gia đình nghèo phải bỏ học; đặc biệt là không để ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình thoát nghèo.

Theo Baobacgiang.com.vn