Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 17,756
1日当たりのページのアクセス回数: 6,636
1週間当たりののページのアクセス回数: 9,611
1か月当たりのページのアクセス回数: 113,063
1年間当たりのページのアクセス回数: 596,140
ページのアクセス回数 : 10,123,884

Công tác tuyên truyền góp phần thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt; các chính sách dân tộc được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Ngày 30 tháng 10 năm 2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính Trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP, ngày 15/02/2020 Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đây là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều mặt thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao v.v... Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác dân tộc, trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm, nỗ lực, cố gắng triển khai, thực hiện đồng bộ nhiều chính sách để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc. Trong đó công tác truyền thông về vấn đề dân tộc cũng được đẩy mạnh.

Bắc Giang là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử hình thành và phát triển cùng với lịch sử dân tộc Việt Nam. Bắc Giang có 45 thành phần dân tộc cùng chung sống, trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm hơn 14% tổng dân số của toàn tỉnh. Một số dân tộc có dân số đông và sinh sống thành cộng đồng là: Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa... Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, song đều có chung truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, có tinh thần vượt khó vươn lên, có ý thức chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền về dân tộc được tỉnh quan tâm chỉ đạo, thực hiện với các hình thức đa dạng, phong phú như: tuyên truyền qua Báo Bắc Giang, Đài PT-TH tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, huyện, thành phố, các sở ngành, địa phương, hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã, tổ công nghệ số cộng đồng. Các nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, đặc điểm của từng địa bàn; chú trọng tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc nói chung và những chính sách, pháp luật có tính đặc thù, chuyên sâu; các chính sách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phản ánh những kết quả đạt được trong công tác dân tộc; biểu dương các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể có tinh thần trách nhiệm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác dân tộc; đồng thời đấu tranh phê phán những biểu hiện vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc.

Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng những cách làm hay của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh triển khai thực hiện công tác dân tộc; tôn vinh vai trò đóng góp của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín vùng dân tộc thiểu số và miền núi đối với sự phát triển của cộng đồng xã hội; vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, giữ gìn và phát huy khối đoàn kết các dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh Bắc Giang.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 209 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, 1.891 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn (đạt 100%) với khoảng 16 nghìn thành viên. Các tổ công nghệ số cộng đồng đã và đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân biết cách dùng các ứng dụng thông minh trên điện thoại, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công, tham gia thực hiện chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần "giảm nghèo" về thông tin.

Nhà văn hóa bản Trại Mới, xã Đồng Tiến được trang bị wifi, thuận lợi để tìm hiểu kiến thức nông nghiệp. (Nguồn ảnh: http://baobacgiang.com.vn/)

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo Kết luận số 65/KL-TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 12/ NQ-CP, ngày 15/02/2020 của Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới như sau: (1) Tiếp tục làm tốt công tác truyền thông về triển khai công tác dân tộc trong tình hình mới, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần tăng cường đồng thuận xã hội; củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hoà nhập phát triển cùng với đất nước. Tập trung tuyên truyền chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số; các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng dân tộc miền núi, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số. (2) Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet, ứng dụng công nghệ thông tin giúp đồng bào dân tộc thiểu số chủ động hơn trong tiếp cận chính sách, tìm kiếm nguồn hỗ trợ cũng như học hỏi kinh nghiệm, giải pháp trong phát triển kinh tế. (3) Tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương như: VTV1, VTV5, VOV, VTC, Báo Công thương, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân…; cơ quan báo địa phương tổ chức viết tin, bài; xây dựng chuyên đề về công tác dân tộc trong tình hình mới./.

Nguyễn Lan