Statistical Access Statistical Access

User Online: 16,611
Total visited in day: 6,931
Total visited in Week: 9,906
Total visited in month: 113,358
Total visited in year: 596,435
Total visited: 10,124,179

Công tác xã hội thích ứng với bối cảnh già hóa dân số

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+

Theo thống kê mới nhất (năm 2018) của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hóa dân số, dự báo nước ta sẽ mất không tới 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% tổng dân số, một tốc độ thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Điều này sẽ đặt ra những thách thức lớn cho việc đảm bảo hạ tầng an sinh xã hội.

(nguồn: internet)

Theo Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hóa dân số, dự báo nước ta sẽ mất không tới 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% tổng dân số, thậm chí đến năm 2038 nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20% tổng dân số.

Mới đây, tại cuộc hội thảo do Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Tạp chí Lao động và Xã hội đã tổ chức với chủ đề : “Công tác xã hội thích ứng với bối cảnh già hóa dân số. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho rằng, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của quá trình già hóa dân số nhanh chóng. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã tăng từ 68,6 tuổi năm 1999 lên tới 73,2 tuổi năm 2014, và dự báo sẽ lên 78 tuổi vào năm 2030. Tính đến hết năm 2017, cả nước có 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số, trong đó có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên.

Điều này sẽ đặt ra những thách thức lớn cho việc đảm bảo hạ tầng an sinh xã hội để đáp ứng đủ nhu cầu của một xã hội già hóa dân số nhanh chóng, trong khi còn nhiều người đang sống ở mức nghèo, cận nghèo...

Tuy nhiên theo TS Nguyễn Ngọc Quỳnh, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, già hóa dân số  cũng cần được nhìn nhận trên khía cạnh tích cực. "Dân số cao tuổi không có nghĩa hoàn toàn là gánh nặng mà đây là cơ hội lớn cho các ngành kinh tế dịch vụ cho người cao tuổi. Thậm chí ở Trung Quốc thị trường này rất triển vọng khi tỷ lệ người cao tuổi chi cho các dịch vụ chiếm 165 tỷ USD/năm”. Cũng theo bà Quỳnh, người cao tuổi còn là lao động cho xã hội, với khoảng 46% người cao tuổi Việt Nam vẫn đang làm các công việc được trả lương.

Bà Quỳnh cũng cho rằng những thách thức của già hóa dân số là những điều mà Việt Nam không thể bỏ qua. Do đó, để thích ứng với già hóa dân số không chỉ là giải quyết vấn đề của người cao tuổi mà cần có chính sách tiếp cận toàn diện, theo vòng đời để chuẩn bị cho giai đoạn dân số già.

"Điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách phải ý thức về xu hướng già hóa và đảm bảo người cao tuổi tiếp tục đóng vai trò tích cực trong cộng đồng để tránh bị cô lập. Bởi vì, cô lập có tác động tiêu cực đến sức khỏe và giải quyết nó thực sự quan trọng", bà Quỳnh nhấn mạnh.

Cũng cho rằng, người cao tuổi vẫn là một lực lượng lao động lớn, Ths. Lê Minh Giang, Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam cho rằng, để tận dụng được nguồn nhân lực này cần phải tạo thuận lợi trong việc tiếp cận của người cao tuổi với vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp...

Tại tỉnh Bắc Giang, theo kết quả Tổng điều tra dân số từ Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh, dân số toàn tỉnh vào thời điểm 0h ngày 1-4-2019 là 1.803.950 người. Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 11/63 tỉnh, thành trên toàn quốc cũng không nằm ngoại lệ giai đoạn già hóa dân số. Bắc Giang là tỉnh có mật độ dân số cao. Hiện nay, mật độ dân số của tỉnh là 463 người/km2, trong khi cả nước là 290 người/km2. Nhưng dân cư khu vực thành thị phát triển chậm, người dân sống ở thành thị chỉ chiếm 11,39%. Quá trình đô thị hóa, quy hoạch và phát triển xã lên thị trấn, phường chậm hơn so với cả nước. Kết quả sơ bộ của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, 10 năm qua, quy mô dân số tăng, chất lượng dân số (tuổi thọ, mức thu nhập, thụ hưởng dịch vụ xã hội về giáo dục, y tế tăng lên), trình độ dân trí đã được cải thiện. 

Theo đánh giá của ngành lao động, năm 2019, toàn tỉnh ước có 1,098 triệu người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi). Đây là điều kiện cho các huyện, thành phố tranh thủ cơ hội lao động dồi dào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung phát triển sản xuất. Lao động đông, tăng nhanh cũng tạo ra thách thức về nâng cao chất lượng lao động, việc làm. Tốc độ di cư đến các khu, cụm công nghiệp tăng dẫn đến mật độ tập trung dân cư cao, thiếu nhà ở, trường học, bệnh viện quá tải, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, khó quản lý nhân khẩu, nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội.

Công tác dân số còn đặt ra với việc thích ứng với tình trạng già hóa dân số đang diễn ra nhanh trên địa bàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có gần 15% dân số từ 60 tuổi trở lên. Số liệu này cho thấy với tuổi thọ người dân cao hơn, đó là thành quả của sự phát triển KT-XH mà trực tiếp là công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số - kế hoạch hóa gia đình. 

Tuy nhiên, để thích ứng với già hóa dân số, cần phát triển và tăng cường quản lý dịch vụ chăm sóc xã hội, cũng như có cơ chế phối hợp công tư trong cung ứng dịch vụ chăm sóc xã hội. Đặc biệt là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cũng như gắn kết giữa chăm sóc y tế tại cộng đồng với dịch vụ chăm sóc xã hội chính thức và phi chính thức. Sự phân biệt tuổi tác khiến người cao tuổi thường có cảm giác tiêu cực, thấy bản thân kém hiệu quả, có nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch và dễ bị cô lập, tổn thương về mặt xã hội. Do đó, để già hóa một cách tích cực, điều quan trọng là phải chấm dứt được sự phân biệt tuổi tác; tăng cường truyền thông thay đổi nhận thức, giáo dục giới trẻ để xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực đối với người cao tuổi.

Vân Khánh