Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 14,962
1日当たりのページのアクセス回数: 9,326
1週間当たりののページのアクセス回数: 12,301
1か月当たりのページのアクセス回数: 115,753
1年間当たりのページのアクセス回数: 598,830
ページのアクセス回数 : 10,126,574

Cùng con bước vào tuổi dậy thì

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+

Khi con bước vào tuổi dậy thì, có khá nhiều điều khác biệt về tâm lý tính cách của trẻ khiến cha mẹ lo lắng. Các con ở lứa tuổi này thường muốn khẳng định mình, muốn được người khác thừa nhận, đồng thời cũng bắt đầu có những rung động đầu đời... nên cha mẹ rất khó kiểm soát. Việc các con không muốn chia sẻ mà muốn giữ những bí mật của riêng mình khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy không nắm bắt được suy nghĩ của con, dẫn đến có những cách hành xử chưa phù hợp mang tính tiêu cực làm ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của con. Hiểu được các đặc điểm tâm lý của tuổi vị thành niên sẽ giúp các bậc cha mẹ có cách ứng xử phù hợp với con hơn.

Không chỉ các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi mới lớn (từ 12, 13 đến 15, 16 tuổi) thường có những băn khoăn trăn trở về việc con rất ương bướng, ngang ngạnh, khó bảo, mà các thày cô giáo dạy học sinh lứa tuổi này cũng hay có những chia sẻ, phàn nàn về các em. Trẻ em tuổi vị thành niên thường có xu hướng muốn khẳng định mình, thích tập tành, thử nghiệm những hành vi mới để có sự khác biệt với các bạn và như hút thuốc, uống rượu, đi xe đạp nhấc bổng bánh xe... hoặc có những em lại dùng tình yêu để khẳng định mình hoặc thích làm những điều lố bịch khác nhằm gây sự chú ý của những người xung quanh đối với mình. Bên cạnh một số em rất tích cực là tìm cách khẳng định mình thông qua việc cố gắng học tập giỏi giang hơn, thì trái lại cũng có nhiều em lại khẳng định mình bằng cách nói tục, dùng những từ lóng để thể hiện mình lớn hơn những người khác, hoặc có xu hướng tách xa hẳn các em nhỏ tuổi hơn. Có những em lại muốn khẳng định mình là người lớn, không muốn sự quan tâm quá đặc biệt từ phía cha mẹ, hay cáu kỉnh mỗi khi cha mẹ quản thúc. Các em đang muốn đi tìm giá trị của bản thân, xem mình có thể làm được gì, và làm thế nào để được tôn trọng...

Ở tuổi này các em cũng bắt đầu xuất hiện những rung động đầu đời, những cảm nhận thích một bạn khác giới nào đó. Tuy nhiên hầu hết các bậc cha mẹ khi biết con bắt đầu có biểu hiện yêu đương ở tuổi này thì khá lo lắng, sợ con mải yêu quên mất nhiệm vụ chính là học. Chính trong  giai đoạn này, các em hay gặp xung đột với cha mẹ, những lời nói của cha mẹ dễ làm cho các em phật lòng nếu không thực sự khéo léo. Không thiếu những bậc phụ huynh đã không giữ được bình tĩnh, tra khảo mắng nhiếc con, thậm chí tìm cách gặp gỡ người bạn mà con thích để cấm đoán, cản trở, khiến con cảm thấy bị tổn thương, không được tôn trọng...

Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm cha mẹ nên dành thời gian gần gũi con, chia sẻ, đồng hành cùng con để giúp con bước vào tuổi dậy thì, giúp con tìm những câu trả lời đặt ra phía trước tương lai đang đến. Theo các nhà tâm lý học , chính ở giai đoạn này, người mà các em nghe lời nhất lại là người bạn khác giới và muốn thay đổi theo một hướng tốt đẹp hơn để được người mình thích thừa nhận. Mối quan hệ tình cảm học trò có thể giúp các em có động lực lớn hơn trong học tập, trở nên tiến bộ hơn vì người mình thích. Vì vậy, cha mẹ có thể cân nhắc và hướng cho con thay vì cấm đoán. Đã có nhiều em tâm sự: những điều chúng em muốn ở người lớn đó là sự cảm thông sâu sắc về những suy nghĩ tuổi mới lớn cũng như mong muốn có được sự quan tâm chân thành từ cha mẹ chứ không chỉ khi chúng em mắc sai lầm rồi mới thể hiện sự quan tâm bằng cách la mắng chúng em, chúng em không muốn như vậy.

Trong gia đình, cha mẹ là tấm gương phản chiếu để các con noi theo và học tập. Cha mẹ có công nuôi dưỡng con cái, đồng thời tác động lên con cái những ảnh hưởng từ lối sống, nhân cách của mình. Nếu con chẳng may mắc sai lầm, thì chính sự bao dung, độ lượng, dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để phân tích cái đúng cái sai trong hành động hay suy nghĩ của con lại có tác dụng hơn rất nhiều so với những hành động mắng mỏ, quát tháo. Nóng nảy và giận dữ không bao giờ là thái độ đáng hoan nghênh khi dạy trẻ ở lứa tuổi này. Bản thân cha mẹ khi ở vào tuổi này có thể cũng đã từng mắc sai lầm như con, nên việc giúp con  trưởng thành hơn qua những sai lầm là điều rất quan trọng. Sự bao dung, độ lượng của cha mẹ sẽ khiến con cảm thấy được tôn trọng hơn.

Luôn thể hiện sự tôn trọng, hiểu con và ngược lại tạo điều kiện cho con hiểu cha mẹ. Lắng nghe ý kiến và cho phép con tham gia phát biểu ý kiến với tư cách là thành viên, là người bạn trong gia đình. Cuộc sống hiện đại dù có bận rộn đến đâu nhưng hãy dành thời gian quan tâm đến con, tìm hiểu về tâm sinh lý của con để có phương pháp dạy con tuổi dậy thì phù hợp nhất, sẽ mang lại hiệu quả cao nhất./.

 

                                                      Vân Hồng