Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 16,070
1日当たりのページのアクセス回数: 8,083
1週間当たりののページのアクセス回数: 11,058
1か月当たりのページのアクセス回数: 114,510
1年間当たりのページのアクセス回数: 597,587
ページのアクセス回数 : 10,125,331

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khẳng định bản thân

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+

Nhiều năm nay, các cấp hội phụ nữ huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đồng hành cùng hội viên triển khai nhiều biện pháp thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”. 

Dựa vào thế mạnh địa phương

Mô hình Tổ phụ nữ liên kết nuôi cá ở thị trấn Nham Biền (Yên Dũng) bước đầu đem lại hiệu quả.

Vài năm gần đây, khai thác lợi thế của dòng nước hạ lưu sông Cầu, nhiều hội viên phụ nữ thị trấn Nham Biền đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi thủy sản. Gia đình chị Lã Hồng Phương, tổ trưởng Tổ phụ nữ liên kết nuôi cá ở thôn Tân Cương, thị trấn Nham Biền hiện có hơn 1 ha nuôi cá kết hợp trồng lúa. Mỗi năm, chị cấy một vụ lúa và nuôi một vụ cá. 

Chị Phương nói: “Nhiều thửa ruộng của gia đình ở vùng trũng, nếu cấy lúa thì chỉ được thu một vụ mỗi năm, hiệu quả không cao. Sau khi tìm hiểu, đánh giá thuận lợi, khó khăn của đồng đất quê nhà, vợ chồng tôi cải tạo chân ruộng kết hợp luân canh một vụ lúa, một vụ cá".

Chị Phương tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình hiệu quả trong và ngoài tỉnh, dồn điền đổi thửa mở rộng diện tích. Các loại cá mà chị chọn để nuôi là trắm cỏ, chép, rô phi. Khi nuôi cá kết hợp trồng lúa, gia đình chị tiết kiệm được khoản lớn chi phí mua phân bón. Cá ăn sâu bọ hại lúa, sục bùn, diệt cỏ dại; chất thải của cá cung cấp dinh dưỡng, tăng độ mùn cho chân ruộng.

Kinh tế của gia đình chị Lã Thị Xoa và anh Trần Văn Thọ ở cùng thôn cũng khá lên nhờ nuôi cá. Từ năm 2017, anh chị chuyển hẳn từ nuôi một vụ sang hai vụ cá. Có hơn 1 ha mặt nước, anh chị dành phần lớn để nuôi cá thương phẩm, phần còn lại nuôi cá giống. Ban đầu, gia đình chị cũng gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm. Sau khi nghiên cứu đặc tính loài cá, chị Xoa đầu tư đắp bờ, làm sạch đáy ao với vôi bột rồi trồng cỏ quanh bờ làm thức ăn cho cá. 

Mùa hè, nhiệt độ cao nên cá thường mắc một số bệnh như lồi mắt, nấm mang. Chị Xoa vay tiền, đầu tư máy guồng nước, máy sục khí tạo oxy và mua thêm máy tự động cho cá ăn nhằm tiết kiệm công sức, hạn chế thức ăn thừa gây ô nhiễm môi trường nước. Mỗi năm, chị thu hai vụ, khoảng 20 tấn cá. Hiện nay, Tổ phụ nữ liên kết nuôi cá ở thị trấn Nham Biền thu hút khoảng 20 hộ tham gia, diện tích sản xuất khoảng 12 ha.

Tổ phụ nữ liên kết sản xuất, kinh doanh tương Trí Yên gồm 6 thành viên, thành lập được 5 năm nay. Sản phẩm là món tương ủ trong các vại gốm nức tiếng gần xa. Mỗi năm các chị cung cấp ra thị trường khoảng 6 nghìn lít tương, giá bán 40 nghìn đồng/lít. Để hỗ trợ các hội viên sản xuất, Hội LHPN huyện đã giúp các chị hoàn thiện thủ tục pháp lý, đăng ký, xây dựng nhãn mác sản phẩm, đồng thời quảng bá tại các hội chợ, gian trưng bày trong và ngoài huyện. Hay như tổ phụ nữ liên kết trồng dưa ngọt tại xã Đồng Việt (Yên Dũng) cũng thu hút gần 20 hội viên; các chị đã kết nối, hỗ trợ nhau giống, vốn, ngày công, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đồng hành với phụ nữ khó khăn

Thành viên Tổ phụ nữ liên kết sản xuất, kinh doanh tương Trí Yên (Yên Dũng) trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, toàn huyện Yên Dũng duy trì 18 mô hình tổ phụ nữ liên kết sản xuất, kinh doanh với hơn 300 thành viên, hội viên phụ nữ tham gia. Thông qua đó, Hội LHPN huyện giúp các chị tiếp cận nhiều mô hình tốt để học tập kinh nghiệm, vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Ngoài những hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, Hội LHPN huyện đặc biệt quan tâm và có nhiều hoạt động trao sinh kế cho hội viên phụ nữ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 

Ba năm qua đã có 66 gia đình hội viên được hỗ trợ mua công cụ lao động, sản xuất, cây, con giống với mức 5 triệu đồng/hộ. Số kinh phí này được trích từ nguồn vận động ủng hộ chương trình đồng hành cùng phụ nữ nghèo của Hội LHPN huyện. Đến nay, nhờ nguồn này, toàn huyện có 25 gia đình hội viên thoát nghèo. Điển hình như các chị: Hoàng Thị Cúc, Nguyễn Thị Thuấn ở xã Tư Mại; Đỗ Thị Chè, xã Lãng Sơn; Nguyễn Thị Duyên, xã Hương Gián; Đặng Thị Hằng và Hà Thị Thảo ở thị trấn Nham Biền.

Chị Phạm Thị Nhung, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho hay, Hội còn phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức đào tạo nghề cho hội viên phụ nữ; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình nông nghiệp tiêu biểu cho hiệu quả kinh tế cao. 

Dựa trên đặc thù và thế mạnh của địa phương, Hội định hướng cho các cơ sở thành lập, duy trì những mô hình phụ nữ liên kết sản xuất, kinh doanh phù hợp. Với phương châm “Đồng hành với phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh”, các cấp Hội LHPN huyện Yên Dũng đã góp phần không nhỏ giúp chị em có thêm động lực vượt khó, tự chủ về kinh tế, tự tin trong cuộc sống.

Theo Baobacgiang.com.vn