Liên kết Liên kết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,077
Tổng số trong ngày: 2,237
Tổng số trong tuần: 37,107
Tổng số trong tháng: 117,408
Tổng số trong năm: 467,583
Tổng số truy cập: 9,995,327

Làng số - Cẩm nang mang nền tảng số đến hộ gia đình

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông vừa xuất bản cuốn Làng số. Đây được xem như cuốn cẩm nang mang nền tảng số đến tận hộ gia đình, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, tiện ích, thụ hưởng thành quả do công nghệ số mang lại.

(Ảnh: Làng số vừa được NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành)

Làng số ra đời tiếp sau cuốn Cẩm nang Chuyển đổi số, viết về những câu chuyện của người dân bình thường đã tự mình sử dụng công nghệ số để giải quyết các vấn đề hàng ngày trong cuộc sống. Mỗi câu chuyện đều khắc họa con người cụ thể, công việc cụ thể, vấn đề cụ thể, cách làm cụ thể, công cụ cụ thể và kết quả cụ thể. Người dân tự làm để giúp chính mình, sau đó giúp gia đình mình và những người xung quanh, sẽ dần hình thành nên những công dân số, gia đình số, ngôi làng số và quốc gia số.

Làng số giới thiệu 30 nền tảng số Make in Viet Nam. Mỗi nền tảng số là một viên gạch, hướng tới giải quyết các nhu cầu trong cuộc sống của người dân. Mỗi nền tảng số được giới thiệu giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, tiện ích, thụ hưởng thành quả do công nghệ số mang lại. Mỗi người dân, mỗi làng, dựa trên nội lực, văn hóa, đặc điểm địa phương có thể lựa chọn những viên gạch này để xây dựng nên ngôi làng số của chính mình.

Làng số cũng giới thiệu khoảng 50 câu chuyện điển hình, gắn với hơn 100 con người điển hình, cụ thể. Mỗi làng, mỗi xã sẽ là một cộng đồng khác biệt, vì thế, sẽ không có mô hình làng số phù hợp cho tất cả. Tuy nhiên, từng câu chuyện đều gắn với bối cảnh, cách làm và kết quả để người dân, chính quyền tham khảo, học hỏi, áp dụng để giúp lan tỏa, từng bước thí điểm, nhân rộng, từ đó hình thành nên các làng số trên khắp cả nước.

Làng số được xây dựng trên cơ sở các bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; thực tiễn của những người đã và đang trăn trở, đã và đang trực tiếp tham gia hoạch định cơ chế, chính sách, chiến lược và thực thi chuyển đổi số ở cấp cơ sở, cấp làng, cấp xã; với sự chung tay, giúp sức, kế thừa tri thức của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nhân Việt Nam.

Việt Nam có gần 11 nghìn đơn vị hành chính cấp xã, khoảng 29 nghìn hợp tác xã và trên 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Muốn chuyển đổi số nhanh, bền vững, bao trùm thì toàn dân phải cùng nhau vào cuộc. Để làm được như vậy, mỗi người dân, mỗi làng, mỗi xã, mỗi hợp tác xã đều cần một cuốn sách truyền cảm hứng về những ví dụ cụ thể, dễ đọc, dễ làm và quan trọng nhất là có thể tự làm, để từ đó, tự mình có thể giúp chính mình chuyển đổi số mà không phụ thuộc vào người khác.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Làng số có thể chưa đạt được kỳ vọng mà cả người viết lẫn người đọc mong mỏi. Bởi lẽ, chuyển đổi số là một quá trình, cần liên tục điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp với thực tiễn. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ định kỳ cập nhật, sửa đổi, bổ sung.

Làng số có phiên bản số tại:

Website: https://langso.dx.gov.vn

Facebook: https://www.facebook.com/lang.so.mic

Zalo OA: https://zalo.me/3554979280957564525

Quét mã QR của Mini App


 

 

Công cuộc chuyển đổi số quốc gia dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông; sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, đã và đang tiến về phía trước. Nhưng chuyển đổi số quốc gia cần nhanh hơn nữa, tổng thể hơn nữa, toàn diện hơn nữa và không để ai ở lại phía sau.

Câu chuyện điển hình về Kết nối tiêu thụ nông sản

Một câu chuyện điển hình được lựa chọn đưa vào in trong cuốn Làng số, đó là câu chuyện về việc Kết nối tiêu thụ nông sản của HTX Lục Ngạn Xanh. Câu chuyện như sau:

Vấn đề “được mùa, mất giá” hay “mất mùa, được giá” của nông sản Việt đã diễn ra từ nhiều năm nay. Một trong những nguyên nhân chính là thiếu kênh phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng, dẫn tới việc phụ thuộc vào một thương lái trung gian. Nông sản Việt cũng gặp khó khăn trong việc xây dựng, nâng tầm thương hiệu do chất lượng chưa cao, chưa đồng đều.

Kết nối tiêu thụ nông sản qua nền tảng FoodMap giúp bà con nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ, hạn chế vấn nạn được mùa mất giá.

HTX Lục Ngạn Xanh là một mô hình kết nối chuỗi giá trị nông sản, góp phần tăng cường kết nối cung - cầu tạo thành chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đồng thời, mang đến những sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, chất lượng, cung ứng tất cả các sản phẩm nông sản hàng hóa cho tất cả các cửa hàng, đại lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh với nhiều mặt hàng nông sản như: rau củ các loại, mật ong, mỳ, bánh, trái cây cam bưởi, táo… trong đó có các sản phẩm mang thương hiệu OCOP Bắc Giang và đặc biệt là vải thiều- nông sản chủ lực của huyện Lục Ngạn.

Lục Ngạn Xanh là HTX đã đồng hành cùng FoodMap trong suốt nhiều năm vừa qua. FoodMap là đơn vị cung ứng và kiểm soát chất lượng nông sản. Toàn bộ nông sản sẽ được thu mua, đóng gói, bảo quản và vận chuyển đến người tiêu dùng theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo đưa nông sản ngon lành nhất đến với mọi nhà qua các kênh phân phối số (FoodMap.asia), các sàn thương mại điện tử, hay phân phối trực tiếp tới người dùng cuối.

Thông qua các kênh số của FoodMap và các kênh bán hàng trực tuyến hàng đầu Việt Nam, hàng trăm tấn vải thiều, nông sản chủ lực của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã được phân phối và tiêu thụ. Với mô hình như vậy, FoodMap đã cùng các đối tác hướng đến mục tiêu hỗ trợ nhà vườn trồng cây ăn trái tại nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước như: Khánh Hòa, Đắc Lắk Đắc Nông, Bắc Giang… với 3 nội dung chính bao gồm: hỗ trợ người nông dân bảo tồn cây bản địa lâu năm; Giới thiệu nông sản Việt đến người dùng trên các kênh số; và hỗ trợ một số nhà vườn địa phương cải thiện quy trình sản xuất, đạt tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam, đồng thời nâng cao sinh kế dài lâu cho người nông dân.

Bắc Giang: Những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế số, xã hội số

Thực hiện Nghị quyết số 111-NQ/TU ngày 11/6/2021 về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, hướng tới xây dựng tỉnh Bắc Giang phát triển toàn diện, vững chắc.

Năm 2022, Bắc Giang xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố về hoạt động kinh tế số; tỷ trọng kinh tế số trên GRDP của tỉnh năm 2022 đạt 42,13% (xếp thứ 03/63 tỉnh, thành phố). Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp CĐS như: Phối hợp với Base.vn, đơn vị cung cấp nền tảng SaaS kết nối các ứng dụng công nghệ cho quản trị và điều hành doanh nghiệp (DN), ký biên bản ghi nhớ hợp tác để cùng hỗ trợ DN Bắc Giang và thúc đẩy Chương trình CĐS DN FPT- Bắc Giang theo mục tiêu 1.000 DN CĐS cùng Base.vn giai đoạn 2022-2025; hỗ trợ 105 DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tham gia Chương trình hỗ trợ khối DN nhỏ và vừa CĐS (SMESx); tư vấn, hỗ trợ lập hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ công nghệ cho DN nhỏ và vừa triển khai hỗ trợ DN trong công tác CĐS.

Sở Công Thương đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ DN, HTX tham gia tiếp cận thương mại điện tử (TMĐT) như: hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT; hỗ trợ 113.670 DN, HTX, hộ gia đình khởi tạo gian hàng và đưa sản phẩm lên sàn giao dịch TMĐT; ký bản hợp tác tiêu thụ nông sản tỉnh Bắc Giang trên 04 sàn TMĐT trong nước; tổ chức tập huấn kỹ năng kinh doanh trực tuyến và kết nối, hỗ trợ tham gia sàn TMĐT cho hơn 500 đối tượng là DN, HTX, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh; tập huấn về TMĐT cho 70 DN, HTX có sản phẩm OCOP về xu hướng TMĐT trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0; phổ biến về Chương trình ứng dụng TMĐT quốc gia Go Online; hướng dẫn và hỗ trợ các DN, HTX về quy trình tham gia quảng bá, giới thiệu, livestream bán hàng trên nền tảng số đa kênh. Kết quả, đã có gần 100 DN, HTX, hộ nông dân có sản phẩm thế mạnh, chủ lực, đặc trưng đưa 100% các loại sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia sàn TMĐT Postmart.vn.

Tỉnh Đoàn Bắc Giang ký kết kế hoạch phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam về tiêu thụ vải thiều trên sàn TMĐT. Toàn tỉnh đã hỗ trợ tiêu thụ trên 500 tấn vải thiều trên sàn TMĐT PostMart.

Năm 2022, tỉnh Bắc Giang xếp thứ 06/63 tỉnh, thành phố về hoạt động xã hội số. Đến nay, 100% UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn kiện toàn 100% Tổ CNSCĐ và Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP cấp thôn và thực hiện tổ chức tập huấn, triển khai các nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng số cho các Tổ CNSCĐ các cấp./.

 

Trần Minh Chiêu