Liên kết Liên kết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 14,125
Tổng số trong ngày: 9,074
Tổng số trong tuần: 12,049
Tổng số trong tháng: 115,501
Tổng số trong năm: 598,578
Tổng số truy cập: 10,126,322

Nâng cao trách nhiệm, văn hóa ứng xử trong sử dụng Internet, mạng xã hội

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Xét về mặt tích cực, mạng xã hội là kênh giúp lan truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin chính trị, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là kênh tương tác hiệu quả với công chúng để các cơ quan Đảng, Nhà nước nắm bắt thông tin, kịp thời định hướng dư luận xã hội, từ đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 76,95 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 97,8% dân số từ 13 tuổi trở lên, thời gian sử dụng trung bình là 2,3 giờ/ngày. Với tỉnh Bắc Giang có khoảng 1,9 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 1,4 triệu thuê bao internet, với khoảng 88% dân số trưởng thành sử dụng dụng điện thoại thông minh do đó có hàng triệu tài khoản MXH như: Zalo, facebook, youtube, Instagram, Google... Nhiều thông tin nhanh chóng được cập nhật, chia sẻ đến cán bộ, đảng viên, nhân dân, góp phần quan trọng trong việc lan tỏa thông tin tích cực, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Gần đây, một số đối tượng đã tạo lập tài khoản trên MXH để phát tán những hình ảnh, thông tin không đúng sự thật trên nhiều lĩnh vực phát tán thông tin sai sự thật về tỉnh Bắc Giang với những thông tin thiếu căn cứ, có nội dung xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân. Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Sở Thông tin và Truyền thông đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm về an ninh mạng trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2021 đến nay, Thanh tra Sở đã kịp thời phát hiện và xử phạt hành chính đối với 52 trường hợp đăng tải thông tin không chính xác, nội dung xấu, độc và buộc gỡ bỏ thông tin;  phối hợp với đơn vị Công an tỉnh kiểm tra, lưu trữ thông tin 39 bài viết, video trên các trang mạng xã hội có nội dung xấu, độc liên quan đến tỉnh. Đồng thời cũng tổ chức nhiều hội nghị phổ biến, hướng dẫn kỹ năng nhận diện phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

Đ/c Lê Hồng Việt- Chánh thanh tra Sở TTTT phổ biến kỹ năng phòng, chống

thông tin xấu độc trên không gian mạng năm 2023 trên địa bàn huyện Lạng Giang

 

Bên cạnh những tiện ích mang lại, Internet, MXH đã và đang trở thành phương tiện để các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng để phát tán thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch. Đáng lo ngại hơn là tình trạng một số người sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook, Blog cá nhân, hội nhóm để phát tán thông tin có nội dung xấu độc, tiêu cực, chủ yếu dưới hình thức chia sẻ bài viết của đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước, công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; các vấn đề tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội... Mặt khác, do nhận thức chưa đầy đủ hoặc vô tình bị kẻ xấu lợi dụng, một số trường hợp đã đăng tải, chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng, điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và văn hóa ứng xử của cán bộ, đảng viên và nhân dân khi sử dụng Internet, MXH.

Tăng cường chỉ đạo, nâng cao cảnh giác, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã quan tâm chỉ đạo nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong sử dụng Internet, MXH thông qua việc ban hành Đề án số 01 ngày 20/7/2021 về nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 21-CT/TU nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong sử dụng Internet, MXH. Trong đó yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, chủ động cung cấp thông tin có định hướng; khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp, đăng tải, chia sẻ, bình luận các thông tin chính thống, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay... lên MXH.

Nhiều cơ quan, địa phương, đơn vị đã quan tâm khai thác hiệu quả Internet, MXH trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ứng xử văn hóa của cán bộ, đảng viên và nhân dân, như: Tỉnh đoàn Bắc Giang duy trì trang thông tin điện tử; xây dựng và phát triển trang fanpage “Tỉnh đoàn Bắc Giang” thường xuyên cập nhật những thông tin quan trọng, bổ ích, chia sẻ kinh nghiệm, với trên 23.000 người theo dõi; Trang fanpage “Công an Bắc Giang” cung cấp thông tin về tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông ở các địa phương trong tỉnh, thông tin về thủ đoạn của các loại tội phạm...Trang fanpage của Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có hàng chục nghìn người theo dõi, hàng ngày cung cấp những thông tin nổi bật, chính thống trên các lĩnh vực của tỉnh. Qua đó thông tin, tuyên truyền kịp thời, hiệu quả về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, gương người tốt, việc tốt; những hình ảnh đẹp trong cuộc sống... thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc trong và ngoài tỉnh.

Để khắc phục những mặt trái và đưa MXH trở thành một trong những công cụ đắc lực trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước, thời gian tới chính quyền các cấp cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị, Đề án số 01 và Chỉ thị số 21 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng thời nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, chỉ đạo, đề xuất cấp ủy, chính quyền các cấp giải quyết triệt để, kịp thời những vấn đề phức tạp, nổi cộm nảy sinh, không để các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng tuyên truyền, phán tát thông tin xấu độc, bịa đặt.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, gia đình, nhà trường và người dân về văn hóa ứng xử khi sử dụng Internet, MXH cần tuân thủ quy định của pháp luật, Bộ Quy tắc ứng xử trên MXH theo hướng dẫn của Bộ TTTT; xây dựng văn hóa ứng xử chuẩn mực trên mạng xã hội ngay từ sớm nhất là thế hệ trẻ em.

Với mỗi cá nhân, khi sử dụng internet, MXH cần chấp hành nghiêm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước làm gương để người dân noi theo; khai báo thông tin chính danh khi thiết lập và sử dụng tài khoản MXH, kịp thời hủy bỏ khi không còn sử dụng; tuyên truyền những thông tin tích cực, đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực khi giao tiếp trên môi trường mạng; hướng dẫn người thân và những người xung quanh sử dụng internet, MXH một cách an toàn, lành mạnh; không tham gia bình luận tiêu cực, sai trái,…

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng tải, chia sẻ thông tin tích cực từ các nguồn chính thống, nhất là gương người tốt, việc tốt; những cách làm hay, sáng tạo, hình ảnh đẹp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội... với phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực”. Đặc biệt, mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện mỗi ngày đăng tải, chia sẻ ít nhất một thông tin tốt trên các trang fanpage, facebook, zalo... cá nhân.

Các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh để kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thông tin, nhất là việc đăng ký tham gia các tổ chức, “hội”, “nhóm” trái phép trên Internet, MXH; làm lộ, lọt bí mật nhà nước, bí mật nội bộ; truyền bá quan điểm sai trái, thù địch; cung cấp hoặc phát tán thông tin gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...Qua đó, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của Nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo sự đồng thuận trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh; hình ảnh, vị thế của tỉnh Bắc Giang ngày càng được nâng lên.

Linh Đồng