Liên kết Liên kết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,191
Tổng số trong ngày: 341
Tổng số trong tuần: 23,341
Tổng số trong tháng: 77,393
Tổng số trong năm: 427,568
Tổng số truy cập: 9,955,312

Những biến đổi tâm, sinh lý và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản vị thành niên

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn.

Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người. Biểu hiện của giai đoạn này là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách. Nhưng đây cũng là giai đoạn nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.

Theo tổ chức y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10->19. Cũng có một số nước vị thành niên là từ 13->20 hoặc từ 15->24 tuổi.

Trẻ em bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì đối với nữ giới được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên( Khoảng 13->14 tuổi), còn đối với nam giới kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên( khoảng 14->15 tuổi).Cùng với sự biến đổi về thể chất, ở VTN xuất hiện những hiện tượng sinh lý đặc biệt như:

Hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới

Kinh nguyệt hay còn gọi là hành kinh lần đầu tiên xảy ra khi một em gái bước vào tuổi dậy thì, đa số ở khoảng 12 tuổi, một số ít có kinh lần đầu có thể sớm hơn hoặc chậm hơn

Đó là sự phát triển tự nhiên và hạnh phúc, một đảm bảo về nữ tính và là dấu hiệu thông báo sự trưởng thành của bộ máy sinh sản ở nữ giới.

Hiện tượng xuất tinh ở nam giới

Hiện tượng cương dương vật và xuất tinh ban đêm, cho thấy khả năng sinh sản của nam giới đã bắt đầu.

Vì vậy tuổi VTN cần hiểu điều này mà tăng cường việc học tập, rèn luyện để tránh những hành động sai lầm đáng tiếc làm tổn hại đến sức khỏe và hạnh phúc, tương lai như quan hệ tình dục sớm, tảo hôn...

Bên cạnh sự thay đổi về vấn đề sinh lý thì những biến đổi về tâm lý cũng là vấn đề mà gia đình và trẻ VTN cần quan tâm tìm hiểu để có những kỹ năng ứng xử phù hợp với độ tuổi, cụ thể như:

Những biến đổi về tâm lý

Cùng với những biến đổi về cơ thể, sinh lý ở độ tuổi VTN đời sống tâm lý của các em cũng có những thay đổi sâu sắc. Các em dần dần tự chủ về tâm lý, tình cảm, tìm hiểu và có cảm xúc về giới tính, đồng thời suy nghĩ về vai trò tương lai của các em trong xã hội. Quá trình này diễn ra dần dần, đem đến cảm xúc cho các em và cảm xúc này đôi khi không ổn định. Một số em có thể cảm thấy thất vọng, vỡ mộng và bị tổn thương, nhưng trong chốc lát lại có thể trở nên sôi nổi, lạc quan.

Khi trẻ bước vào giai đoạn tuổi VTN, gia đình, nhà trường và xã hội cần giáo dục trẻ những hiểu biết cơ bản để trẻ có thể nhận biết những tác hại nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như:

Mang thai sớm

Mang thai sớm là hiện tượng người nữ giới mang thai trước 18 tuổi.

Hậu quả của mang thai sớm ở tuổi VTN:

Tuổi có thai của người phụ nữ sẽ ảnh hưởng đến thai nghén cũng như sức khỏe của họ. Người mẹ tuổi càng trẻ nếu có thai, hậu quả về thể chất càng nghiêm trọng, vì cơ thể lúc này chưa đến độ hoàn thiện và ổn định, hơn nữa các em chưa có ý thức để bảo vệ nên có thể sẽ thụ thai, sinh nở hoặc phá thai. Những tai biến khi mang thai, nạo phá thai và sinh đẻ là những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tử vong bà mẹ ở tuổi VTN.

Con của những bà mẹ VTN hầu hết là đẻ non, nhẹ cân và có thể tử vong khi sinh ra hoặc trong môt vài năm đầu của cuộc đời. Trẻ có thể bị dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của chúng sau này.

Ngoài ra, nữ tuổi VTN mang thai sớm, sẽ làm tăng tốc độ phát triển dân số; nhà nước chi trả trực tiếp trợ cấp về y tế, xã hội để giải quyết khó khăn cho mẹ và con. Xã hội còn phải chi trả gián tiếp những hậu quả do học vấn kém hiệu quả của những lao động không lành nghề làm ra.

Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Ở tuổi VTN, nếu có quan hệ tình duc sớm mà không có biện pháp để phòng tránh thì ngoài nguy cơ có thể gây ra mang thai sớm còn có thể bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Bệnh lâu, giang mai, bệnh do trùng roi Trichomonas, bệnh do nấm, bệnh sùi mào gà...đặc biệt là lây nhiễm HIV. Bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người nhất là đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế đất nước và nòi giống.

Muốn phòng chống các bệnh lây truyền qua ĐTD có hiệu quả, nhất là ở các đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, cần nâng cao kiến thức về giới tính, tình dục và những hiểu biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục để biết cách phòng cho chính mình và cho người khác./.

 

Trương Hà (Tổng hợp)