Liên kết Liên kết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 14,313
Tổng số trong ngày: 10,031
Tổng số trong tuần: 30,796
Tổng số trong tháng: 53,124
Tổng số trong năm: 536,201
Tổng số truy cập: 10,063,945

Phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ chính trị kinh tế đến văn hóa xã hội… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân. Làm thế nào để tránh “bẫy tin giả” dường như là câu hỏi thường trực đặt ra cho mỗi chúng ta trong thời đại kỷ nguyên số.

Nhận diện để tránh mắc “bẫy tin giả”

Theo số liệu của We are Social năm 2022, Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số sử dụng Internet tích cực nhất trên thế giới với khoảng 72,1 triệu người. Xu hướng người dân đọc tin tức qua mạng, sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin ngày càng cao. Tuy nhiên, không gian mạng với đặc tính dễ ẩn danh, lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho hoạt động phát tán tin giả, tin sai sự thật. Hằng ngày, chúng ta vẫn phải chứng kiến nhiều thông tin thiếu kiểm chứng, thông tin bịa đặt, phản cảm được người dùng mạng xã hội chia sẻ rộng rãi gây bức xúc, nhức nhối  trong dư luận.

Năm 2022 một loạt thông tin sai sự thật về tỉnh Bắc Giang lan truyền trên mạng xã hội. Tiêu biểu như trên Kênh Youtube “LAN TỎA YÊU THƯƠNG TV”

Nhận diện tin giả trên không gian mạng (nguồn: Internet)

Có thể khẳng định, đây là những thông tin bịa đặt, thiếu căn cứ, có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế, những thông tin kiểu như vậy vẫn thu hút được khá nhiều người quan tâm với hàng chục nghìn lượt truy cập, thậm chí làm xói mòn niềm tin của một bộ phận người dân vào các cơ quan của Đảng, Nhà nước và một số đồng chí cán bộ của Đảng.

Được biết, ngày 17/4 vừa qua, cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can đối với Tạ Miên Linh (sinh năm 1945, trú tại số 244/4, Nguyễn Hữu Cảnh, phường Thắng Nhất, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Vậy, làm thế nào để nhận biết được tin giả và tránh mắc “bẫy tin giả”? Theo các chuyên gia thuộc lĩnh vực thông tin điện tử, khi chúng ta đọc thông tin trên mạng, nếu thấy có những dấu hiệu như: Tiêu đề giật gân, thu hút, nội dung thông tin mới lạ, thường đề cập đến một vấn đề nóng đang được nhiều người quan tâm; Thông tin không ghi nguồn hoặc nguồn không rõ ràng; Thông tin xuất phát từ những trang web, tài khoản, kênh nội dung trên mạng xã hội thường xuyên tung tin giả, hoặc thông tin từ những trang, tài khoản, kênh không thuộc cơ quan báo chí chính thống hoặc cơ quan nhà nước… thì rất có thể chúng ta đang đọc một tin giả.

Ngày nay tin giả có thể được tạo ra bằng nhiều phương thức tinh vi khiến cho ngay cả đối với những công dân có trách nhiệm thì vẫn có thể vô tình sập “bẫy tin giả”. Vì vậy, mỗi chúng ta cần tự trang bị một số kiến thức cần thiết để bảo vệ chính mình khỏi những nguy cơ từ trên mạng, như: Không tin ngay vào tất cả mọi thứ mà ta thấy trên mạng; Suy nghĩ vài lần trước khi chia sẻ, đăng tải hoặc bình luận về tin tức, hình ảnh, video… trên mạng; Hỏi thăm, tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè khi cảm thấy chưa chắc chắn hoặc chờ sự xác nhận thông tin từ cơ quan báo chí chính thống hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Hành động có trách nhiệm trên không gian mạng

Đối với các cơ quan báo chí, cuộc chiến với nạn tin giả đã và đang diễn ra khá khốc liệt. Trở lại nội dung đề cập ở trên, đứng trước hàng loạt thông tin xấu độc lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến tỉnh Bắc Giang thời gian qua, các cơ quan báo chí tỉnh đã tích cực vào cuộc, đăng tải thông tin phản bác lại các luận điệu sai trái này. Trong hai ngày 13 và 14/10/2023 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đăng tải liên tiếp 02 phóng sự: “Cảnh giác với hành vi kích động khiếu kiện kéo dài” và phóng sự “Cần xử lý nghiêm hành vi lôi kéo, kích động đơn thư khiếu kiện kéo dài” thu hút trên 37 nghìn lượt truy cập. Báo Bắc Giang điện tử, ngày 09/12/2022 đăng tải bài viết: “Cảnh giác với những hành vi xúi giục, lôi kéo người dân khiếu kiện: “Tin theo Luật sư tự xưng, nhiều người đòi hỏi vô lý”. Tiếp đó, ngày 31/12/2022 Báo Bắc Giang điện tử đăng bài: “Nhận rõ sai trái, xử lý nghiêm minh hành vi xúi giục người dân khiếu kiện” tiếp tục đề cập sâu hơn các nội dung xung quanh các vụ việc trên, thu hút hàng chục nghìn lượt tuy cập, đồng thời có tác dụng định hướng dư luận.

Một ví dụ khác, như vụ cháy xảy ra sáng ngày 15/12/2022 tại phòng tiếp công dân của Tòa án nhân dân tỉnh. Ngay sau khi sự việc xảy ra, thông tin trên mạng rất hỗn loạn… Thậm chí, ngay cả một số cơ quan báo chí chính thống, do chạy theo nhu cầu giật tít, câu view nên đã vội vàng thông tin thiếu kiểm chứng như: “Bắc Giang: cụ ông 82 tuổi mang xăng đốt Tòa án nhân dân tỉnh dẫn đến nguy kịch”; “Mang xăng đốt Tòa án nhân dân tỉnh, cụ ông 82 tuổi nguy kịch”; “Một cụ già nguy kịch do tự thiêu tại Tòa án nhân dân tỉnh”… Bản thân các đồng chí Lãnh đạo cơ quan Tòa án nhân dân tỉnh, nơi diễn ra sự việc lúc đó cũng rất lúng túng trước hàng trăm cuộc điện thoại của các phóng viên báo chí gọi đến đề nghị cung cấp thông tin. Nguy cơ khủng hoảng truyền thông là rất lớn.

Trước tình hình đó, rất nhanh, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh tỉnh ban hành “Thông cáo báo chí về vụ cháy xảy ra tại phòng tiếp công dân của Tòa án nhân dân tỉnh” gửi đến các cơ quan báo chí. Việc cung cấp thông tin chính thống có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong những tình huống như vậy. Từ thông tin chính thống đó, các cơ quan báo chí ngay lập tức thông tin về vụ việc, hoặc kịp thời điều chỉnh thông tin, là nguồn tin dẫn dắt thông tin trên mạng xã hội, tránh dư luận đồn thổi, kịp thời ngăn chặn việc chia sẻ nguồn tin thiếu kiểm chứng trên mạng xã hội.

Chúng ta đều biết không gian mạng là phương tiện thuận lợi để kết nối mọi người nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, cạm bẫy. Vì vậy hành động có trách nhiệm trên không gian mạng là cách hữu hiệu mà mọi cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ mình, bảo vệ những người xung quanh và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tuân thủ pháp luật. Lan tỏa thông tin tích cực là hành động có trách nhiệm trên không gian mạng rất được khuyến khích. Tích cực lan tỏa thông tin chính thống, thông tin tích cực, thông tin có kiểm chứng sẽ góp phần thu hẹp “đất sống” của nguồn tin xấu độc.

Trở lại những vụ việc trên, nhờ sự vào cuộc kịp thời, tích cực của các cơ quan báo chí chính thống đã giúp cho công chúng thêm nêu cao tinh thần cảnh giác, không vào bình luận, chia sẻ nguồn thông tin thiếu kiểm chứng. Mặt khác, khi có sự xác tín nguồn tin từ cơ quan có thẩm quyền và cơ quan báo chí chính thống, cũng đồng thời làm cho nguồn tin xấu độc kia trở nên lạc lõng, thiếu “đất sống”. Việc công khai minh bạch nguồn tin chính thống luôn là phương pháp hiệu quả để đẩy lùi thông tin xấu độc, xây dựng niềm tin cho nhân dân./.

Vân Hồng