Statistical Access Statistical Access

User Online: 14,090
Total visited in day: 8,513
Total visited in Week: 11,488
Total visited in month: 114,940
Total visited in year: 598,017
Total visited: 10,125,761

Quyền và nghĩa vụ cung cấp cung cấp thông tin cho báo chí

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+

Đối với người làm báo, trở ngại lớn nhất có lẽ không phải là những khó khăn nguy hiểm, mà là sự từ chối, im lặng, né tránh không cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm. Hoạt động của nhà báo gắn liền với việc tiếp cận nguồn tin, khai thác thông tin để phản ánh hiện thực cuộc sống. Vì thế việc thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí chính là nhân tố quan trọng giúp nhà báo hoạt động đảm bảo quy định pháp luật, đồng thời cũng là cơ hội để các cơ quan, đơn vị, địa phương quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu và nâng cao vị thế của mình.

Đồng chí Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị

Còn tình trạng né tránh, ngại tiếp xúc báo chí

Những năm qua, hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Các cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của báo chí, chủ động phối hợp, cung cấp thông tin cho báo chí, đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, nâng cao vị thế của tỉnh trong quá trình hội nhập và phát triển.

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số phóng viên thường trú, kể cả phóng viên thuộc các cơ quan báo chí tỉnh, thời gian qua trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, đùn đẩy trách nhiệm, không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, chưa kịp thời. Điều này gây cản trở trực tiếp cho quá trình tác nghiệp, khai thác, thu thập thông tin của nhà báo.

Tại các cuộc giao ban báo chí, điều khiến các phóng viên thường trú băn khoăn, trăn trở nhất đó là muốn được địa phương tạo điều kiện tiếp cận nguồn tin sớm, được cơ sở cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác. Trong không ít trường hợp, để hẹn được lịch làm việc với địa phương, cơ sở, nhà báo phải mất quá nhiều thời gian và thủ tục phiền phức. Theo quy định, người đứng đầu đơn vị, địa phương (cơ quan hành chính nhà nước) là người phát ngôn, song một số người đứng đầu còn có biểu hiện né tránh, đùn đẩy, e ngại tiếp xúc với báo chí. Thậm chí có những cơ quan, đơn vị, khi nhà báo đặt vấn đề cần khai thác thông tin phản ánh, gọi điện đến hàng chục cuộc vẫn chưa gặp được người phát ngôn để đặt lịch đến làm việc. Một nhà báo tâm sự: “có trường hợp khi trao đổi với lãnh đạo đơn vị thì cấp trưởng nói ủy quyền cho cấp phó, cấp phó lại ủy quyền tiếp xuống Chánh Văn phòng, Chánh Văn phòng lại giao xuống cho Trưởng phòng phụ trách lĩnh vực, Trưởng phòng lại giao cho Phó Trưởng phòng… Hoặc có cơ quan khi nhà báo đến bị bảo vệ chặn lại yêu cầu xuất trình giấy tờ, “bắt” ngồi chờ rất lâu để bảo vệ gọi điện báo cáo các cấp lãnh đạo, vòng vèo mãi cuối cùng đưa ra rất nhiều lý do để nhà báo không thể tiếp xúc, gặp gỡ lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Để “qua” được cổng bảo vệ đôi khi cũng rất khó khăn”…

Cứ như thế, không ít những lịch hẹn bị trì hoãn, kéo dài, phải hủy bỏ, khiến nhà báo cảm thấy không được tôn trọng, không còn đủ kiên nhẫn, dễ nản chí hoặc giảm nhiệt huyết, bởi đến khi “chốt” được lịch làm việc thì Tòa soạn cũng không thể chờ đợi được bài báo đó của phóng viên chuyển về. Và điều quan trọng là tính thời sự của vấn đề mà nhà báo muốn phản ánh cũng đã qua mất rồi.

Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí

Trên thực tế thời gian qua, địa phương cơ sở cũng gặp phải tình trạng quá nhiều phóng viên báo chí về địa phương tác nghiệp, yêu cầu cung cấp thông tin, trong đó có nhiều đề nghị vượt quá tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí đó, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, địa phương. Có phóng viên (thường là ở các Tạp chí) khi về tác nghiệp có biểu hiện nhũng nhiễu, chỉ tập trung khai thác những vụ việc, ép ký hợp đồng tuyên truyền, quảng cáo để trục lợi, khi không được đáp ứng yêu cầu thì có biểu hiện dọa dẫm đăng bài phản ánh sai phạm... Những phóng viên này không chấp hành nghiêm chỉnh Luật Báo chí và 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng cơ sở có tâm lý e ngại tiếp xúc và cung cấp thông tin cho báo chí.

Nhưng không vì một bộ phận phóng viên báo chí thoái hóa, biến chất, mà   đánh đồng tất cả, để dẫn đến thái độ cực đoan với báo chí. Chúng ta đều biết hoạt động của nhà báo gắn liền với việc tiếp cận nguồn tin, khai thác thông tin ở cơ sở. Ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn vất vả do đặc thù của nghề mang lại, khi tác nghiệp nhà báo lại không nhận được sự phối hợp cung cấp thông tin thì sẽ là những trở ngại rất lớn trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của báo chí. Nếu như các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm ở các đơn vị đều có tâm lý e ngại, đùn đẩy, né tránh, không cung cấp thông tin thì nhà báo lấy đâu nguồn tư liệu để phản ánh thực tế cuộc sống?

Tại khoản 1 Điều 39 Luật Báo chí 2016 quy định: “Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể bằng văn bản, trên trang thông tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác”.

Khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, nêu rõ: “2. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước chịu trách nhiệm về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính kể cả trong trường hợp ủy quyền cho người khác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. 3. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tổ chức chỉ đạo việc chuẩn bị các thông tin và chế độ phát ngôn của cơ quan mình”.

Mới đây, ngày 19/7/2023 Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản số 4006/UBND-KGVX nhắc nhở các sở, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện thành phố tăng cường công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu người đứng đầu sở, cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục chỉ đạo, quán triệt thực hiện nghiêm Luật Báo chí ngày 05/4/2016; Nghị định số 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước; Quy định số 443-QĐ/TU ngày 08/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giao ban và thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND  của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Tăng cường kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, ngại tiếp xúc, gây khó khăn cho cơ quan báo chí, phóng viên thường trú thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND huyện, thành phố chỉ đạo Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thực hiện đúng quy định phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định hiện hành; tăng cường theo dõi, quản lý về công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí tại địa phương.

Báo chí cách mạng vừa là tiến nói của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có vai trò rất lớn trong việc tạo lập dư luận và định hướng dư luận xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới, báo chí ngày càng làm tốt quyền thông tin và được thông tin của nhân dân. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí cũng là cơ hội để các cơ quan, đơn vị, địa phương quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu và nâng cao vị thế của mình, đóng góp tích cực vào quá trình hội nhập và phát triển chung của tỉnh, của đất nước./.

Vân Hồng