Liên kết Liên kết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 14,532
Tổng số trong ngày: 237
Tổng số trong tuần: 5,766
Tổng số trong tháng: 11,673
Tổng số trong năm: 663,066
Tổng số truy cập: 10,190,810

Số hóa truyền hình tương tự mặt đất

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Quá trình số hóa truyền hình là một xu thế tất yếu trên thế giới. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã và đang hoàn thành việc chuyển đổi từ công nghệ tương tự sang công nghệ số đối với hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. Nằm trong xu thế trên, Việt Nam cũng phải thực hiện việc số hóa hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất để bảo đảm sự phát triển hiệu quả và hội nhập thành công của lĩnh vực truyền hình với thế giới, trên cơ sở đó ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”. 
 
Kế hoạch số hóa đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân chia thành 04 giai đoạn. Tỉnh Bắc Giang thuộc giai đoạn 02, trước ngày 31 tháng 12 năm 2016, Đài truyền hình tỉnh Bắc Giang phải kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.
 
Từ nay đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2016, các hộ gia đình đang sử dụng máy thu công nghệ tương tự chưa tích hợp tính năng thu truyền hình số theo chuẩn DVB-T2 cần phải trang bị đầu thu truyền hình số DVB-T2 hoặc sử dụng một trong các phương thức truyền hình trả tiền như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình Internet (IPTV) thì mới xem được truyền hình.
 
Xin được giải đáp một số câu hỏi liên quan đến việc chuyển đổi từ công nghệ tương tự sang công nghệ số đối với hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất:
 
1. Truyền hình kĩ thuật số là gì?
 
Trả lời: Truyền hình kĩ thuật số là một phương thức mới để phát sóng tín hiệu truyền hình, phương thức này khác với phương thức phát sóng truyền hình tương tự hiện nay. Đối với phương thức phát sóng tương tự, tín hiệu ở dạng sóng điện từ liên tục trong khi phương thức kĩ thuật số có dạng các bit thông tin rời rạc. Truyền hình kĩ thuật số tốt hơn so với truyền hình tương tự vì một số lý do sau: có hình ảnh rõ hơn, sắc nét hơn, người xem sẽ không gặp phải hiện tượng nhiễu hình ảnh như truyền hình tương tự, đặc biệt là những người xem ở vùng cao hay vùng đồi núi; có định dạng màn ảnh rộng, giống như ta thường thấy ở trong các rạp chiếu phim; có khả năng cung cấp đa dịch vụ, tại một thời điểm nào đó, bạn có thể đang xem truyền hình, sau đó có thể sử dụng Internet, tiếp theo là xem chương trình mua sắm tại nhà và truyền hình kĩ thuật số có thể cung cấp nhiều cách xem truyền hình khác nhau. Với truyền hình kĩ thuật số, các Đài truyền hình có thể cung cấp nhiều kênh truyền hình trên một phổ tần số được cấp phép.
 
2. Sự khác biệt giữa truyền hình kĩ thuật số và truyền hình tương tự?
 
Trả lời: Truyền hình tương tự và kĩ thuật số khác nhau ở cách mà thông tin được gửi đi từ nguồn (máy phát) đến đích (máy thu hình). Hiểu một cách đơn giản đối với sóng truyền hình tương tự, tín hiệu có dạng là sóng liên tục, trong khi với phát sóng kĩ thuật số thì tín hiệu có dạng các bit thông tin rời rạc.
 
Với người xem, truyền hình kĩ thuật số sẽ có nghĩa là hình ảnh rõ ràng sắc nét hơn và giảm nhiễu cũng như hiện tượng bóng hình ảnh mà đang gây ảnh hưởng đến nhiều máy thu hình của người xem ở các vùng cao hay vùng đồi núi.
 
3. Điều gì sẽ xảy ra với các bộ máy thu truyền hình tương tự đang tồn tại?
 
Trả lời: Các Đài truyền hình phát sóng quảng bá miễn phí sẽ phát sóng đồng thời (nghĩa là cùng lúc phát sóng đồng thời cả tín hiệu tương tự và tín hiệu kĩ thuật số), để người xem sẽ tiếp tục có thể sử dụng các bộ máy thu truyền hình tương tự hiện tại để thu tín hiệu. Sau giai đoạn kết thúc phát sóng đồng thời, bộ chuyển đổi tương tự sang số có dạng là bộ đầu thu kĩ thuật số (STB- set top box) sẽ cho phép người xem có thể tiếp tục thu được sóng kĩ thuật số với các bộ máy thu truyền hình tương tự của họ.
 
4. Cần những thiết bị nào để thu được truyền hình kĩ thuật số?
 
Trả lời: Máy thu hình kĩ thuật số tích hợp đầy đủ hoặc bộ giải mã tín hiệu truyền hình kĩ thuật số (STB) để chuyển đổi tín hiệu kĩ thuật số về tín hiệu tương tự cho các máy thu truyền hình tương tự đang tồn tại.
 
Người xem sẽ có thể truy cập hầu hết các tính năng nâng cao của tín hiệu kĩ thuật số, bao gồm hình ảnh rõ nét hơn và chất lượng thu tín hiệu được đảm bảo ở những vùng cao. Tuy nhiên, bộ giải mã tín hiệu truyền hình STB sẽ không giúp cho máy thu hình tương tự có thể hiển thị hình ảnh độ phân giải cao được. Với sự bổ sung của bộ giải mã tín hiệu truyền hình STB, máy thu hình tương tự sẽ chỉ hiển thị được hình ảnh tỉ lệ 4:3 hiện nay hoặc là hình ảnh màn ảnh rộng tỉ lệ 16:9 với sự xuất hiện của các dải băng đen ở trên và dưới khung hình. 
 
5. Người tiêu dùng sẽ phải mua thêm ăng-ten mới?
 
Trả lời:Trong phần lớn các trường hợp, các Ăng-ten hiện có phù hợp để thu được dịch vụ truyền hình tương tự của trung ương và địa phương, nếu được duy trì trong tình trạng tốt và được lắp đặt đúng cách, sẽ đảm bảo tiếp tục để thu được tín hiệu truyền hình kĩ thuật số. 
 
6. Bộ giải mã tín hiệu truyền hình kĩ thuật số là gì?
 
Trả lời: Bộ giải mã tín hiệu truyền hình kĩ thuật số STB thu và giải mã tín hiệu truyền hình kĩ thuật số thành dạng tín hiệu phù hợp để hiển thị trên bộ máy thu truyền hình tương tự hoặc thiết bị hiển thị khác đang sử dụng. Bộ máy thu truyền hình tương tự không thể hiển thị trực tiếp tín hiệu truyền hình kĩ thuật số trên màn hình mà không có kết nối với một bộ giải mã truyền hình kĩ thuật số.
 
7. Bộ thu truyền hình kĩ thuật số tích hợp (IDTV) là gì ?
 
Trả lời: Đây là bộ máy thu truyền hình mà có đầy đủ các thành phần cần thiết cho việc thu và hiển thị tín hiệu truyền hình kĩ thuật số. Bộ thu truyền hình kĩ thuật số tích hợp thông thường sẽ được phân biệt bởi có màn ảnh rộng  và màn hình có độ phân giải cao. Bộ máy thu truyền hình kĩ thuật số tích hợp không cần kết nối với bộ giải mã tín hiệu truyền hình kĩ thuật số. 
 
8. Truyền hình độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV) là gì?
 
Trả lời: Truyền hình độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV) là truyền hình kĩ thuật số với khả năng thu tín hiệu được cải tiến so với các dịch vụ truyền hình tương tự hiện tại. SDTV sẽ có định dạng màn ảnh rộng, cung cấp các dịch vụ nâng cao và đa kênh, và loại bỏ hiện tượng bóng hình ảnh và các lỗi khác thường xuất hiện trong tín hiệu truyền hình tương tự. Tỉ lệ hình ảnh của SDTV có thể là 4:3 hoặc 16:9.
 
9. Truyền hình độ phân giải cao (HDTV) là gì?
 
Trả lời: Truyền hình độ phân giải cao là một phiên bản đặc biệt của truyền hình kĩ thuật số, cung cấp chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt hơn nhiều so với truyền hình tương tự hiện nay. Trong thực tế, chất lượng âm thanh và hình ảnh của truyền hình độ phân giải cao gần với chất lượng của rạp chiếu phim. Lý do là bởi nó cung cấp độ phân giải hình ảnh chiều rộng và chiều cao gấp đôi so với độ phân giải hình ảnh của tín hiệu tương tự (PAL) truyền thống. Độ phân giải cao hơn cũng phù hợp cho máy thu hình có màn hình lớn. Truyền hình độ phân giải cao HDTV sẽ có khung hình màn ảnh rộng và cung cấp trải nghiệm chất lượng phim điện ảnh với âm thanh vòm Dolby./. 
 
Nguyễn Văn Đức