Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 15,024
1日当たりのページのアクセス回数: 9,998
1週間当たりののページのアクセス回数: 12,973
1か月当たりのページのアクセス回数: 116,425
1年間当たりのページのアクセス回数: 599,502
ページのアクセス回数 : 10,127,246

Sức mạnh của Truyền thông đối với công tác dân số trong tình hình mới

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+

Trong những năm qua công tác truyền thông luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của toàn xã hội trong việc triển khai, thực hiện các mục tiêu về Dân số - KHHGĐ.

Công tác truyền thông được tập trung vào các nội dung cụ thể như: Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả của việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số; vận động thanh niên thực hiện tư vấn và khám sức khoẻ trước hôn nhân; phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh; trẻ sơ sinh thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh; nâng cao nhận thức về tác hại, hệ lụy, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Truyền thông vận động, tạo phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao quần chúng, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi tham gia; chú trọng nêu gương những cá nhân, gia đình điển hình; vận động và phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền; lồng ghép nội dung dân số và phát triển vào các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội văn hóa, hương ước, quy ước của cộng đồng, tiêu chuẩn thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa. Cùng với đó là việc đổi mới các hình thức, phương pháp truyền thông phù hợp từng nhóm đối tượng; đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương, địa phương; tập trung khai thác, phát triển những lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông khác.

Có thể khẳng định, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, theo đó đã tạo ra sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chú trọng loại hình tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và người chưa thành niên.

Việc truyền thông dân số tập trung vào những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn và những đối tượng còn nhiều hạn chế về nhận thức. Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng dân số trong và ngoài nhà trường. Chính truyền thông, giáo dục dân số đã đổi mới được cách tiếp cận truyền thông, từ thông tin, giáo dục, truyền thông sang truyền thông vận động chuyển đổi hành vi và áp dụng các phương pháp quản lý truyền thông dựa trên cơ sở xác định rõ đặc điểm của từng nhóm để có cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Tại tỉnh Bắc Giang, các hoạt động truyền thông được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt tại các CLB KHHGĐ từ cấp tỉnh tới cơ sở, cụ thể là việc phổ biến, tuyên truyền các văn bản, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số – KHHGĐ như: Chiến lược Dân số - KHHGĐ giai đoạn 1991 - 2000; Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết 21-NQ/TW về chương trình hành động thực hiện  Nghị quyết 137/NQ-CP; Chỉ thị 11/CT-UBND của UBND tỉnh về tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh và các văn bản, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác dân số trong giai đoạn hiện nay; tuyên truyền, phổ biến các kiến thức chuyên môn cần thiết; những sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay, có hiệu quả trong thực hiện; biểu dương gương người tốt, việc tốt và phê phán những sai trái, yếu kém, các vi phạm về công tác dân số và phát triển.

Hằng năm, Chi cục Dân số – KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện tham mưu Sở Y tế phối hợp với Ban Chỉ đạo công tác dân số huyện tổ chức phát động chiến dịch truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chiến dịch về mất cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới và hưởng ứng Ngày quốc tế trẻ em gái (11/10)… Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tuyên truyền Nghị quyết số 21/NQ-TW tới Ban tuyên giáo huyện và đội ngũ báo cáo viên của các chi, đảng bộ trên địa các huyện; Phối hợp Trường Chính trị đưa nội dung dân số và phát triển, bình đẳng giới lồng ghép vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cơ quan, ban, ngành tỉnh, huyện, xã theo kế hoạch của Nhà trường.

Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng đặc biệt chú trọng nâng cao vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc giáo dục kiến thức, kỹ năng sống cho vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, hôn nhân và gia đình, giới tính, bình đẳng giới, tầm soát bệnh tật bẩm sinh. Duy trì và từng bước mở rộng các tổ chức truyền thông các hình thức truyền thông và cán bộ truyền thông chuyên biệt dành cho VTN/TN để thực hiện các hình thức giáo dục, về công tác dân số trong tình hình mới, truyền thông thân thiện như giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ, góc thân thiện, hoạt động ngoài giờ lên lớp, thi kiến thức, thi tìm hiểu về các sản phẩm truyền thông; lồng ghép truyền thông dân số vào các hoạt động cộng đồng như văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải trí của VTN/TN. Tổ chức hội nghị nói chuyện chuyên đề về dân số, bình đẳng giới và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/ thanh niên cho đoàn viên Trường Trung cấp Y tế, Trường Trung cấp Văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh; phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ sinh sản – kế hoạch hoá gia đình, mất cân bằng giới tính khi sinh cho công nhân, thanh niên lao động tại các khu/cụm công nghiệp; triển khai Mô hình sinh hoạt ngoại khóa về kiến thức dân số, bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/ thanh niên cho học sinh trong nhà trường tại các Trường THPT; đội ngũ cộng tác viên dân số tuyên truyền tại các địa phương, vận động hàng ngàn cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các nhóm đối tượng; tuyên tuyền, vận động hàng ngàn cặp vợ chồng ký cam kết không sinh con thứ 3 và không lựa chọn giới tính thai nhi; mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại để cung cấp thông tin, tư vấn về dân số và phát triển qua internet, các trang web, trang tin điện tử, mạng xã hội. Sản xuất các sản phẩm truyền thông về dân số và phát triển để phục vụ truyền thông trực tiếp và cung cấp cho nhóm đối tượng đích, nhóm đối tượng có tác động mạnh đến sự chuyển đổi hành vi. Chú trọng hình thức, nội dung, cách thể hiện phù hợp trong sản phẩm truyền thông dành cho nhóm dân số đặc thù, khó tiếp cận và các vùng khó khăn...

Có thể nói công tác truyền thông Dân số và Phát triển trong tình hình mới luôn được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ của Nghị quyết 21-NQ/TW và Nghị quyết 137/NQ-CP của Chính phủ, đó là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp; đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ dân số. Coi công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục luôn là mũi nhọn hàng đầu và là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công công tác DS và Phát triển. Những thành công này đã góp phần quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

Nguyệt Anh