Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 15,450
Total visited in day: 5,174
Total visited in Week: 8,149
Total visited in month: 111,601
Total visited in year: 594,678
Total visited: 10,122,422

Tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+

Tỉnh Bắc Giang hiện có nhiều công trình nhà cao tầng; nhiều khu, cụm công nghiệp. Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và mật độ dân số tăng nhanh, các khu đô thị, tổ hợp nhà cao tầng, công trình hiện đại, đa năng, khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ,… tiếp tục được xây dựng và phát triển, kèm theo là nhu cầu sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt, hóa chất ngày càng lớn; bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều công trình cũ, xuống cấp dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn với mức độ nghiêm trọng, phức tạp.

 

Cuộc chiến với lửa (Ảnh minh hoạ nguồn Internet).

 

Thời gian qua, các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như dành thời lượng, số lượng các tin, bài, phóng sự, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và cơ sở, qua đó kịp thời phản ảnh cũng như cảnh báo nguy cơ cháy, nổ, tai nạn, sự cố và các biện pháp phòng ngừa. Đã có hơn 100 phóng sự cảnh báo, hướng dẫn công tác đảm bảo PCCC&CNCH, gần 700 tin bài tuyên truyền về PCCC&CNCH; tuyên truyền, giới thiệu các mô hình, tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác PCCC, công khai phê phán các trường hợp vi phạm quy định về PCCC và kịp thời định hướng dư luận về thông tin các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền sâu tới các đối tượng tại các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp, các hộ gia đình có nhà để ở kết hợp với sản xuất và kinh doanh; các hộ dân cư sống ven rừng…Tỉnh Bắc Giang cũng đã thành lập 35 mô hình "Tổ liên gia an toàn PCCC". Mô hình này được thành lập nhằm thực hiện phương châm "4 tại chỗ" trong công tác PCCC, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và của do cháy, nổ gây ra;  biên soạn hàng nghìn tài liệu tuyên truyền phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh công cộng của các cơ quan, đơn vị, phường, xã, thị trấn tuyên truyền về PCCC&CNCH; In ấn, cấp phát trên 10.000 panô, áp phích, khẩu hiệu, hàng vạn tờ rơi có nội dung tuyên truyền PCCC và cứu nạn cứu hộ; tổ chức cho 100% các hộ gia đình có nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh ký cam kết về đảm bảo an toàn PCCC&.

Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC dù đã được tăng cường song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Nhận thức, trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ sở và người dân về công tác PCCC vẫn hạn chế, còn lơ là, chủ quan; việc xây dựng lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng chưa đảm bảo yêu cầu thực tế; trang thiết bị, phương tiện PCCC còn thiếu; hoạt động mang tính hình thức; khả năng xử lý tình huống còn gặp nhiều khó khăn.

Với xu thế phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay và giai đoạn sắp tới, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã  hội, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa nhanh của tỉnh tất yếu kéo theo các loại hình cơ sở như các công trình khách sạn, chung cư, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề cả về quy mô và tính chất; kho, xưởng sản xuất; cơ sở lưu trú, các trung tâm  thương mại, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí tập trung đông người; nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh... có nguy cơ cao về cháy, nổ, sự cố, tai nạn có xu hướng gia tăng, đa dạng và phức tạp, trong khi nhận thức và ý thức của những người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, tổ chức, cá nhân mới chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt mà đôi khi còn chủ quan, xem nhẹ.

Trước tình hình phức tạp về công tác PCCC hiện nay, công tác tuyên truyền cần có tập trung vào các nội dung cụ thể như sau:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, phổ biến về các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác phòng cháy chữa cháy; vận động toàn dân tham gia công tác công tác phòng cháy chữa cháy bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp có hiệu quả.  Chú ý tuyên truyền đến các địa bàn có nguy cơ cao và các tụ điểm có tính chất phức tạp; đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ, kỹ thuật, phương tiện hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền; phổ biến các mô hình hiệu quả, biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.

Xây dựng tài liệu tuyên truyền kiến thức PCCC cho nhân dân dưới dạng xuất bản phẩm, tờ rơi, tờ gấp, pano hình ảnh, tranh cổ động… các thông tin được chuyển tải thật cô đọng, sinh động để cho người dân nhận thức được dễ dàng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền; kịp thời định hướng cụ thể chủ thể, nội dung tuyên truyền cho phù hợp với từng địa bàn và từng đối tượng. Chú trọng mở lớp tập huấn kiến thức cho các cán bộ, công chức; chủ doanh nghiệp; cụm dân cư có nguy cơ cháy nổ cao; tăng cường hình thức tuyên truyền miệng thông qua đội tuyên truyền lưu động của các địa phương; sản xuất các clip tuyên truyền và tài liệu đăng tải trên mạng internet, qua tin nhắn điện thoại, zalo. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình trong công tác tuyên truyền kiến thức pháp luật về PCCC, như: mô hình cụm liên kết “Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”

Phòng cháy, chữa cháy luôn là nhận thức được sự quan tâm của cả xã hội, nhất là với các vụ cháy nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây đang trở thành vấn đề nhức nhối, lo lắng của các tầng lớp nhân dân. Hơn bao giờ hết, mỗi người cần nhìn lại để tự trang bị cho mình những kiến thức về PCCC, vì phòng chống cháy nổ không còn là câu chuyện của riêng ai./.

Nguyệt Anh