Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 17,432
Total visited in day: 7,180
Total visited in Week: 10,155
Total visited in month: 113,607
Total visited in year: 596,684
Total visited: 10,124,428

Tăng cường truyền thông về công tác dân tộc trong thời kỳ mới

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+

Trong những năm qua công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức triển khai, nghiên cứu, quán triệt, xây dựng chương trình hành động, thực hiện công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị Trung ương  và của tỉnh về ban hành một số chế độ chính sách đối với những người cao tuổi có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ; quy định một số chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và một số chính sách đối với người Hoa; ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện công tác dân tộc đến năm 2020; Nghị quyết HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2018 và giai đoạn 2019 - 2021; Kế hoạch UBND tỉnh về đầu tư xây dựng công trình ngầm, cầu dân sinh trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022 – 2024; Đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và việc làm cho người dân tộc thiểu số trong vùng dân tộc đến năm 2020 và nhiều chính sách khác.

 Bước sang giai đoạn 2021-2030, với nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu là tổ chức thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra. Song đây cũng là cơ hội để những người làm công tác dân tộc, hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến huyện, xã thể hiện vai trò, vị trí; phát huy bản lĩnh và trí tuệ, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế -xã hội tỉnh nhà nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh nói riêng. Một số nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt. Để triển khai được nội dung Chương trình sâu rộng xuống cơ sở, tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 21/6/2022 về thực hiện CTMT Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Gọi tắt là Chương trình); Kế hoạch số 4311/KH_UBND ngày 06/9/2022 Truyền thông về Chương trình.

Ngay sau khi Chương trình được triển khai, các địa phương tập trung cũng đã ban hành các Kế hoạch tuyên truyền, Kế hoạch thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp bằng nhiều hình thức như: xây dựng chuyên mục, phóng sự, các tin, bài, thông qua các hội nghị, hội thảo, hội thi và các loại hình phù hợp khác trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện tới cơ sở nhằm tuyên truyền, phổ biến các nội dung có liên quan đến công tác dân tộc. Đồng thời tổ chức, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc đến các cơ quan truyền thông, hệ thống cơ quan làm công tác giảm nghèo, công tác dân tộc từ huyện tới cơ sở và các đối tượng liên quan trực tiếp đến chương trình. Công tác triển khai thực hiện các chương trình, được tiến hành khá đồng bộ, nghiêm túc, sâu rộng, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành, là tiền đề quan trọng để thực hiện thắng lợi công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc miền núi của huyện.

Hình thức tuyên truyền được đa dạng hóa để phù hợp với đặc điểm tình hình của từng cơ sở như: truyền thông qua báo chí qua mạng Internet (Cổng/trang thông tin điện tử, Fanpage, các trang mạng xã hội,...); tuyên truyền thông qua Hội nghị, Hội thảo trực tiếp, trực tuyến...; bằng hình thức sân khấu hóa, tổ chức các sự kiện, Hội thi,...; tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua truyền hình, hệ thống truyền thanh cơ sở (thị xã, xã, phường); phương tiện truyền thông lưu động, tuyên truyền qua các phương thức khác.

Hiệu ứng của công tác tuyên truyền đã giúp bà con thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc của trung ương và của tỉnh trong những năm qua như: Đã đầu tư xây dựng 11 Trung tâm cụm xã ở các huyện miền núi, vùng cao, giúp hình thành trung tâm cung cấp, giao lưu trao đổi hàng hoá của đồng bào các dân tộc trong vùng, tạo điều kiện để bố trí, sắp xếp lại các cụm dân cư, tổ chức sản xuất gắn vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm; sau 15 năm thực hiện Chương trình 135, vùng dân tộc và miền núi tỉnh Bắc Giang, đã được đầu tư xây dựng mới 1.715 công trình hạ tầng thiết yếu (372 công trình thủy lợi, 547 công trình giao thông, 408 công trình lớp học, 21 công trình y tế; 213 công trình Nhà văn hóa; 154 công trình điện...); hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, mua sắm trang thiết bị, công cụ chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, vật tư sản xuất, tổ chức tập huấn, từ đó đã xây dựng được nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế như: Mô hình Chè bát tiên, mô hình Gà đồi, Lợn nái Móng Cái.. .cho gần 89.000 lượt hộ nghèo. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho trên gần 20.000 lượt cán bộ xã, thôn bản, trên 70.000 lượt người dân tham gia, dạy nghề cho gần 2.700 thanh niên dân tộc thiểu số với các ngành nghề như: may công nghiệp, chăn nuôi thú y, trồng trọt, mây tre đan, cơ khí, điện dân dụng; Hỗ trợ cải thiện nhà ở cho trên 3.600 hộ; chuyển đổi nghề cho trên 1.300 hộ và vay vốn ưu đãi cho trên 2.500 hộ; hỗ trợ xây dựng giếng nước, bể nước, vật dụng dẫn nước cho 5.130 hộ; đầu tư xây dựng 87 công trình nước sinh hoạt tập trung, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

 

Công tác giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số được triển khai đồng bộ, hiệu quả: Tập trung đầu tư xây dựng các trạm y tế xã, trường phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú, đường giao thông nông thôn ở vùng dân tộc; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS được cải thiện đáng kể; Ý chí, khát vọng vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng có chuyển biến rõ nét, tạo thành các phong trào sản xuất, phát triển kinh tế trong hầu hết các lĩnh vực như: trồng rừng, chăn nuôi, trồng trọt, nghề thủ công... Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đã được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều đổi thay; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc gia đoạn 2016-2020 giảm bình quân 5,2%/năm; tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 7,2%/năm, nhiều xã giảm trên 9%/năm; khoảng cách giàu nghèo, khả năng tiếp cận văn hóa, thông tin giữa các vùng dân tộc trong tỉnh ngày càng được thu hẹp. Cùng với đó, thời kỳ này Chương trình MTQG đã được tổ chức thực hiện giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 với 10 nội dung, dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh. Đến nay cơ bản các nội dung của Chương trình đã được người dân vùng đồng bào thiểu số tiếp cận và thụ hưởng.

Thời gian tới, để Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh đạt được mục tiêu đề ra cần chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về công tác dân tộc, việc thực hiện chính sách dân tộc đến các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Tập trung xây dựng và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và điều hành của hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc các cấp, gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác dân tộc; ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tổ chức tốt công tác nắm tình hình ở cơ sở, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào DTTS, trên cơ sở đó kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết các tình huống phát sinh, không để hình thành các “điểm nóng” về an ninh, trật tự, tranh chấp đất đai; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với việc làm tốt công tác truyền thông, qua đó sẽ khơi dậy ý chí chủ động, nỗ lực vươn lên của người nghèo, đặc biệt là của những người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo; đồng thời huy động các nguồn lực trong xã hội chung tay hỗ trợ, chia sẻ với những hộ nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, bãi ngang ven biển, nơi biên giới, hải đảo,… góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Nguyệt Anh