Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 14,378
1日当たりのページのアクセス回数: 9,630
1週間当たりののページのアクセス回数: 12,605
1か月当たりのページのアクセス回数: 116,057
1年間当たりのページのアクセス回数: 599,134
ページのアクセス回数 : 10,126,878

Truyền thông thực hiện các chính sách dân tộc - Cầu nối của Đảng với đồng bào DTTS

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+

Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh Bắc Giang có 188 xã, chiếm 72% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Người DTTS ở tỉnh có hơn 257 nghìn người, chiếm 14,26% số dân toàn tỉnh. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, trong đó việc đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách dân tộc đến đồng bào DTTS  luôn được tỉnh quan tâm, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong những năm qua, các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã đã làm tốt công tác đưa thông tin tuyên truyền từ tỉnh đến đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, trở thành cầu nối của Đảng với toàn thể nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các địa phương, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2015-2020, các cơ quan: Báo Bắc Giang, Đài PT&TH tỉnh đã tuyên truyền lồng ghép trên 1.500 tin, bài, chương trình, chuyên trang, chuyên mục có nội dung về giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe và phát triển nguồn nhân lực các DTTS trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc, khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh công tác giảm nghèo nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng đồng bào DTTS, rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các thành phần dân tộc, giữa vùng dân tộc với các vùng khác trong tỉnh và cả nước; tuyên truyền về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách khác có liên quan đến vùng DTTS trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và kết quả thực hiện.  

Báo chí đẩy mạnh tuyên truyền việc triển khai các chính sách pháp luật liên quan đến vùng DTTS: việc phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực vùng DTTS, nâng cao trình độ dân trí, tăng cường chất lượng dịch vụ công, bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS; củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định quốc phòng, an ninh.

Một số tác phẩm tiêu biểu đã được đăng tải: “Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong đổi mới giáo dục và đào tạo”; “Phê duyệt Chương trình giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động”; “Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS: Đa dạng hình thức tuyên truyền, bảo đảm hiệu quả”; “Cung cấp thông tin cho người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS”; “Bắc Giang: Biểu dương gương sáng vì cộng đồng và người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS”; “Giải quyết những vấn đề bức thiết của đồng bào DTTS và miền núi”; “Đào tạo nghề cho lao động DTTS: Sát nhu cầu để tăng hiệu quả”; “Vinaphone triển khai tổng đài tiếng dân tộc”; “Hội thi tìm hiểu pháp luật cho đồng bào DTTS”; “Cấp 18 ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi”; “Cán bộ DTTS huyện Lục Ngạn: Rèn luyện, trưởng thành từ thực tiễn” (Báo Bắc Giang);  “Sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn xuất khẩu”; “Giải pháp tăng năng suất và giá trị quả vải thiều”; “Trồng rừng gỗ lớn, hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp”; “Trồng nấm Linh Chi - Mô hình mới xóa đói giảm nghèo”; “Mô hình liên kết và tiêu thụ gà đồi ở Yên Thế”;  “Phát triển chỉ dẫn địa lý cho Vải thiều Lục Ngạn”; “Xóa đói giảm nghèo từ chương trình hỗ trợ xuất khẩu lao động”; “Hiệu quả từ nuôi dê thương phẩm ở Yên Thế”; “Hiệu quả từ trồng rừng kinh tế ở Sơn Động”( Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Giang)…

Đặc biệt, từ 01/01/2020 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng 02 chương trình tiếng dân tộc Sán Chí /tuần với thời lượng 30 phút/chương trình phát chính thức và phát lại vào tất cả các ngày/tuần dành cho đồng bào DTTS. Chương trình đã không ngừng đổi mới nội dung, kết cấu cho phù hợp với nhận thức của đồng bào vùng cao, sát với thực tế góp phần tích cực trong việc đưa thông tin tuyên truyền từ tỉnh đến với cơ sở, giúp cho đồng bào DTTS hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không nghe và tin theo người xấu, xóa bỏ mê tín dị đoan, du canh du cư...

Có thể thấy, các chính sách dân tộc đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS, làm thay đổi nhận thức, tạo việc làm, thu nhập, giúp bà con từng bước thoát nghèo. Những kết quả đó là động lực giúp cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh tiếp tục vươn lên, xóa đói giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống, góp phần thu hẹp khoảng cách văn hóa - xã hội với vùng trong tỉnh.Thông qua công tác truyền thông, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng, Nhà nước; vận động đồng bào các DTTS xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, nhằm ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi.

Trong thời gian tới, để công tác truyền thông về thực hiện các chính sách dân tộc luôn xứng đáng là cầu nối của Đảng với đồng bào DTTS, cần tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp như: Tiếp tục thông tin tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về các chính sách dân tộc; triển khai tuyên truyền bằng nhiều hình thức như trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt cộng đồng, tủ sách pháp luật... Đồng thời cần dành thêm nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất chương trình; tăng thời lượng, tăng cường đổi mới cả về nội dung và hình thức các chương trình tiếng dân tộc, đảm bảo phù hợp với nhận thức của khán, thính giả, bạn đọc, đặc biệt là đồng bào DTTS. Mỗi phóng viên, biên tập viên trau dồi vốn tiếng dân tộc thiểu số, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công tác truyền thông về các chính sách dân tộc trong tình hình mới./.

Nguyễn Lan