Liên kết Liên kết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 12,630
Tổng số trong ngày: 895
Tổng số trong tuần: 6,424
Tổng số trong tháng: 12,331
Tổng số trong năm: 663,724
Tổng số truy cập: 10,191,468

Bắc Giang: Chú trọng công tác tuyên truyền cải cách hành chính (CCHC)

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Trong giai đoạn hiện nay, CCHC có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành công của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra những chuyển biến tích cực của nền hành chính, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên; mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và người dân, doanh nghiệp được cải thiện theo hướng hành chính phục vụ, giảm phiền hà, giảm thời gian giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Có được những kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả từ trung ương tới địa phương, trong đó công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng.

Đối với tỉnh Bắc Giang, hằng năm, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tuyên truyền CCHC nhà nước tỉnh. Theo Kế hoạch, Sở phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, các cơ quan báo chí trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Trung tâm VH-TT-TT các huyện, thành phố, Đài Truyền thanh cơ sở tổ chức thông tin tuyên truyền về công tác CCHC bằng các hình thức phù hợp để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, CBCCVC, người dân và doanh nghiệp; Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền CCHC.

Các nội dung CCHC được tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, thường xuyên, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu và khả năng của từng đối tượng, từng ngành, địa phương. Giai đoạn 2016-2020, công tác tuyên truyền về CCHC trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Báo Bắc Giang, Đài PT&TH tỉnh xây dựng chuyên mục CCHC, lồng ghép trong các chuyên trang Thời sự - Chính trị; Kinh tế; Trang địa phương; Diễn đàn doanh nghiệp; Nhịp cầu bạn đọc; Gương người tốt việc tốt, Bản tin thời sự; Diễn đàn cử tri; Xây dựng Đảng; Dân hỏi- Giám đốc trả lời; Hộp thư truyền hình… đăng tải 3.250 tin, bài, ảnh, phóng sự về tuyên truyền CCHC. Các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền tinh thần, trách nhiệm và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính; việc nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp nhằm phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; những điển hình tiên tiến, các sáng kiến, trong thực hiện CCHC ở các Sở, ban, ngành, địa phương; những mô hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng CNTT vào các hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trang thông tin điện tử các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố: đăng tải 100%  các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; các ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước quy trình xử lý công việc về cung cấp dịch vụ hành chính công; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; đăng tải các Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình công tác, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính; các dịch vụ công trực tuyến; Hướng dẫn Thủ tục hành chính: Hỏi và đáp về một số Thủ tục hành chính; công khai tên, chức vụ, số điện thoại của cán bộ giải quyết các TTHC; Tiếp nhận ý kiến kiến nghị của nhân dân. Lấy ý kiến đánh giá về mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đối với dịch vụ công do cơ quan nhà nước cung cấp, với gần 6000 lượt tin, bài.

Đài Truyền thanh các huyện, thành phố viết và đăng tải 5.280 tin, bài tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về CCHC; tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa, mục tiêu và sự tác động của CCHC đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của tỉnh; vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị- xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC; nội dung, nhiệm vụ CCHC; những mô hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng CNTT vào các hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; các vấn đề cần biết khi thực hiện TTHC; việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4; những điển hình tiên tiến, các sáng kiến, mô hình đang thí điểm trong thực hiện CCHC ở các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn; đồng thời phản ánh những hạn chế, tồn tại trong công tác CCHC của cơ quan, đơn vị; những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức; việc làm trì trệ của các ngành, các cấp trong việc giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.

Thông qua công tác tuyên truyền về CCHC, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực phổ biến, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về quan điểm, mục tiêu, nội dung, sự cần thiết phải thực hiện CCHC và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh CCHC của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được ở trên, công tác tuyên truyền về CCHC trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền về CCHC ở khu vực nông thôn và các địa bàn vùng sâu, vùng xa chưa nhiều, dẫn tới nhận thức về CCHC nói chung, nhận thức về ý nghĩa, vai trò của công tác CCHC trong nhân dân, trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức chưa được đầy đủ, có nơi, có lúc còn thờ ơ, không tạo ra sự chuyển biến trong tư duy và hành động theo tinh thần cải cách.

Trong thời gian tới, để công tác tuyên truyền CCHC đạt hiệu quả như mong muốncần tiếp tục tập trung tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác CCHC; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương, của tỉnh về công tác CCHC; thực hiện hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông trong cung cấp thông tin tuyên truyền CCHC; gắn với làm tốt công tác thông tin, phổ biến về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc tham gia và giám sát thực hiện nhiệm vụ CCHC.

Các cơ quan báo chí, các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục tập trung tuyên truyền, giới thiệu về các mô hình mới đang thực hiện thí điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CCHC; biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, có sáng kiến trong công tác CCHC; phê phán những hiện tượng tiêu cực, trì trệ, vướng mắc; thái độ, hành vi, ứng xử không đúng mực của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức và người dân. Đồng thời, đa dạng hoá công tác tuyên truyền CCHC thông qua nhiều hình thức với các giải pháp, biện pháp cụ thể, thiết thực, đồng bộ; gắn công tác tuyên truyền CCHC với thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở; xây dựng thực hiện quy ước, hương ước tại các địa phương; chuẩn tiếp cận pháp luật; hướng dẫn nội dung, tổ chức sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể; thông qua tổ chức các cuộc thi viết, hội thi sân khấu hoá, phát hành tờ rơi tuyên truyền… Qua đó thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về tình hình, kết quả thực hiện CCHC, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền CCHC trên địa bàn tỉnh./.

                                                                                                              Nguyễn Lan