Liên kết Liên kết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,291
Tổng số trong ngày: 577
Tổng số trong tuần: 576
Tổng số trong tháng: 119,449
Tổng số trong năm: 469,624
Tổng số truy cập: 9,997,368

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền phòng, chống ma túy

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Trong cuộc chiến chống ma túy, công tác truyền thông là hết sức cần thiết và mang tính cấp thiết. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân không vướng vào ma túy luôn được coi trọng, đây chính là kim chỉ nam giúp phát hiện vấn đề tạo dư luận xã hội và định hướng cho quần chúng có cái nhìn đúng, đủ về tác hại và hậu quả của ma túy.

Đối với tỉnh Bắc Giang 10 năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến các nội dung về phòng, chống ma túy đã đạt được một số kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy đã được triển khai phong phú, đa dạng góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác đấu tranh phòng ngừa tệ nạn ma túy lây lan trong cộng đồng.

Các ban, ngành đoàn thể của tỉnh phối hợp với các địa phương tổ chức hàng nghìn  buổi tuyên truyền với hàng trăm nghìn lượt người tham dự; kẻ vẽ hiệu, pano, ap phích, biên soạn  ấn phẩm tài liệu tuyên truyền, tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên ký cam kết thực hiện nội dung “3 không” (không sử dụng; không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy; không dung túng, bao che cho tội phạm và tệ nạn ma túy). Tổ chức cho công đoàn cơ sở đăng ký xây dựng mô hình cơ quan không có ma túy; duy trì hoạt động của các câu lạc bộ phòng, chống tệ nạn xã hội; duy trì các tổ tư vấn rèn kỹ năng sống, phòng ngừa xã hội; thực hiện các giờ dạy học, hoạt động ngoại khóa tích hợp nội dung phòng, chống ma túy... Tổ chức chiếu phim lưu động, xây dựng các vở kịch, ca múa nhạc chủ đề về phòng, chống ma túy tuyên truyền lưu động tại các huyện, thành phố.

Việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các chuyên mục “Vì an ninh Tổ Quốc”, “Pháp luật và đời sống” ... được duy trì thường xuyên trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở đã tăng cường thời lượng phát sóng, đăng tải nhiều tin, bài, văn bản tuyên truyền về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; về hiểm họa, tác hại của ma túy đối với con người, gia đình và cộng đồng.

Hàng năm, vào Tháng hành động phòng, chống ma túy, Sở Thông tin và Truyền thông kịp thời hướng dẫn các cơ quan truyền thông từ tỉnh đến cơ sở thực hiện thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo của TW và của tỉnh, đặc biệtchú trọng tuyên truyền về công tác phòng chống ma túy vào các Tháng cao điểm và Ngày toàn dân phòng chống ma túy. Thực hiện cấp phép xuất bản, in và phát hành tài liệu, tờ rơi về công tác phòng, chống ma túy tuyên truyền đến từng hộ gia đình hoặc tại các buổi lễ ra quân hàng năm vào Ngày toàn dân phòng, chống ma túy theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó việc ban hành các văn bản chỉ đạo tuyên truyền, Sở cũng tổ chức tập huấn nghiệp vụ truyền thông cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở nhằm nâng cao nghiệp vụ truyền thông tại địa phương về công tác phòng, chống ma túy, đối tượng là cán bộ: Đài PTTH tỉnh, báo Bắc Giang, Đài Truyền thanh các huyện, Thành phố, Ban Biên tập Trang TTĐT của các Sở, ngành, và cán bộ phụ trách Đài Truyền thanh cấp xã của một số địa phương có tình trạng nổi cộm về tình hình ma túy như: Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng, Thành phố Bắc Giang.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông phòng, chống ma túy tại cộng đồng  cũng được tổ chức thông qua các cuộc mít tinh, diễu hành, lễ ra quân, hội nghị, lớp tập huấn, các buổi họp dân, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ... đã mang lại những hiệu quả nhất định, góp phần đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống cộng đồng.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung về công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy đã được ấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện thường xuyên, có trọng tâm trọng điểm, nội dung hình thức phù hợp, đối tượng tuyên truyền được mở rộng. Vì vậy đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hê thống chính trị trong công tác tuyên truyền giáo dục, vận động đảng viên, cán bộ và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ công tác phòng, chống tội phạm, tích cực tham gia vào nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự tại các địa phương, đơn vị, khu dân cư.

Có thế nói qua hơn 10 năm triển khai thực iện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 10/6/2008 của Ban thường vụ Tỉnh ủy, công tác tuyên truyền vận động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến được đẩy mạnh. Nhận thức cũng như trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tội phạm nói chung, tội phạm về ma túy nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, vai trò trách nhiệm của cấp ủy Đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, từng đảng viên trong phòng, chống ma túy ngày càng được nâng cao.

Thông qua công tác tuyên truyền, các cấp ủy đảng, chính quyền các ban ngành đoàn thể đã có nhiều nỗ lực huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng chống ma túy trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả nhất định, đặc biệt là quan tâm tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức đa đạng, phong phú hướng vào nhiều đối tượng khác nhau nhất là thanh niên ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa...Từ đó, giúp người dân nâng cao nhận thức tích cực thma gia vào công tác PCMT trên địa bàn.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia vào công tác PCMT cũng còn những hạn chế như: Nội dung tuyên truyền ở một số nơi còn đơn điệu; đối với những vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa số lượng người dân trình độ học vấn thấp chiếm tỷ lệ cao nên việc tuyên truyền bằng hình thức kẻ vẽ pa nô, áp phích hay sử dụng những thuật ngữ chưa mang lại hiệu quả cao. Các mô hình, hoạt động điển hình tiêu biểu trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy trên địa bàn chưa phát huy hết hiệu quả. Công tác kiểm tra, đôn đốc của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao.

Để công tác tuyên truyền ngày càng hiệu quả, thiết nghĩ cần tập trung đổi mới và đẩy mạnh những hình thức tuyên truyền mũi nhọn, trong đó tập trung báo nói, báo hình, hệ thống truyền thanh cơ sở, các Trang thông tin điện tử, đặc biệt là hệ thống trạm, loa truyền thanh ở xã, phường, thôn, bản nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế và địa hình còn nhiều khó khăn....là những phương tiện truyền thông vô cùng hữu hiệu, có ảnh hưởng nhanh chóng và sâu rộng đến nhận thức của mọi đối tượng, tầng lớp, thành phần xã hội.

Để tránh “thông tin” một chiều trong các buổi họp, sinh hoạt câu lạc bộ,lớp tập huấn,tuyên truyền nên dành một lượng thời gian nhất định sau khi thực hiện buổi giao lưu để trao đổi, hỏi đáp những thắc mắc, những điều chưa rõ hoặc cần nhấn mạnh, thu hút sự chú ý. Vận động nhân dân tham gia nói lên suy nghĩ của mình để công tác tuyên truyền phát huy sức mạnh của cộng đồng. Đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm về ma túy cán bộ làm công tác tuyên truyền cần được đào tạo, bồi dưỡng am hiểu phong tục tập quán của địa phương, thường xuyên bám dân, tuyên truyền theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Phát huy vai trò của người đứng đầu các thôn, làng, bản là những người uy tín tại địa phương để họ trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong giáo dục, vận động, tố giác, không để kẻ xấu lợi dụng, kích động nhân dân đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Tin rằng với những phương pháp nêu trên, công tác truyền thông trong cuộc chiến chống ma túy sẽ đạt được hiệu quả tích cực, đáp ứng được yêu cầu của Đảng về công tác giáo dục phòng, chống ma túy trong hình hình mới, góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Nguyệt Anh