Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 13,703
Total visited in day: 11,812
Total visited in Week: 14,787
Total visited in month: 118,239
Total visited in year: 601,316
Total visited: 10,129,060

Thành tựu của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bắc Giang thời gian qua

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+

Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, công tác DS - KHHGĐ tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo đà cho việc thực hiện công tác này trong những năm tiếp theo.

Với đặc trưng văn hóa Á đông, lựa chọn giới tính ở Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu có con trai. Theo tổng hợp của hệ thống dân số - KHHGĐ huyện, thành phố của Bắc Giang cho kết quả TSGTKS trong mỗi lần sinh có sự khác biệt đáng kể, đặc biệt là ở lần sinh thứ ba, trở lên, tỷ số này tăng cao, đột biến. Giai đoạn 2009-2011, tỷ số giới tính của nhóm trẻ dưới 5 tuổi ở Bắc Giang được đánh giá là gia tăng nhanh, đạt 120,42/100, cao hơn mức chung toàn quốc 7,75/100.

Trước tình hình này, ngày 31/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng GTKS, chú trọng các giải pháp trong truyền thông giảm thiểu mất cân bằng GTKS. Chỉ đạo đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia, vào cuộc của MTTQ, các đoàn thể, lồng ghép tuyên truyền về mất cân bằng GTKS vào các hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn hướng tới các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, cặp vợ chồng có 2 con một bề  gái để không lựa chọn giới tính khi mang thai. Có 1 thực tế xảy ra mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao, tình trạng kinh tế khá giả. Tuy chưa có số liệu báo cáo thống kê, nhưng qua phản ánh của cán bộ cộng tác viên dân số và viên chức dân số xã, phường, thị trấn cho thấy nhiều cặp vợ chồng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang ... và những cặp vợ chống có kinh tế khá giả đã mang thai, đẻ nhiều hơn trước đây và phổ biến ở các địa phương.

Bên cạnh đó, còn phải nói đến phong tục tập quán của người dân. Là một tỉnh miền núi, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp cao, trình độ dân trí chưa cao, phong tục tập quán còn lạc hậu. Quan niệm trẻ cậy cha, già cậy con trong khi mô hình cư trú bên nội vẫn phổ biến và mô hình thừa kế tài sản trong đó con trai được nhận phần tài sản lớn hơn của cha mẹ cộng với bối cảnh kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, khả năng tự chi trả các chi phí chăm sóc tuổi già còn hạn chế. Các yếu tố đó khiến mọi người phải cố gắng có con trai để tiếp nối dòng tộc, để chăm sóc khi về già. Ngoài ra, áp lực từ cộng đồng cũng khiến người đàn ông phải cố gắng sinh con trai để khẳng định bản thân.

Từ sau khi ban hành Chỉ thị số 11 đến nay, từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả. Tại cấp tỉnh,  Sở Y tế Bắc Giang đã ký cam kết tuyên truyền vận động nhân dân không lựa chọn giới tính thai nhi với 8 ngành, gồm: Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở VHTT-DL, Sở TT&TT, Sở GD&ĐT, Báo Bắc Giang, Đài PT-TH tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên. Đồng thời quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị và đưa tiêu chí thực hiện chính sách dân số vào quy chế, gắn với các phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số đã được tiến hành thường xuyên, đồng bộ dưới nhiều hình thức. Cơ quan DS-KHHGĐ các cấp đã tích cực phối hợp với MTTQ, ban, ngành, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng cùng cấp tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục về dân số. Đặc biệt vai trò nòng cốt là đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số ở thôn, bản, tổ dân phố trong công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động đối tượng chấp hành chính sách dân số thông qua các buổi họp thôn, họp nhóm, sinh hoạt các chi hội, tổ phụ nữ, nông dân, câu lạc bộ... và vận động tại hộ gia đình.

Các sở, ban, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình thường xuyên lồng ghép công tác dân số vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền pháp luật về dân số nói chung và các hệ lụy của MCBGTKS nói riêng phù hợp với từng nhóm đối tượng do ngành quản lý; chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các hoạt động truyền thông đến đối tượng có hiệu quả, đã huy động được đông đảo các lực lượng xã hội và cá nhân tham gia tuyên truyền, thực hiện pháp luật về dân số. Đưa nội dung Pháp lệnh Dân số vào tiêu chí  đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành, cơ quan, đơn vị.

MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện chính sách dân sô - KHHGĐ và các văn bản pháp luật có liên quan thông qua nhiều hình thức như hội nghị, hội thảo, hội thi, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề và đặc biệt là thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ.

Sau nhiều năm liên tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số, nhận thức của người dân đã có chuyển biến rõ rệt. Đa số nhân dân đã chấp nhận mô hình gia đình ít con. Đến nay, 100% cán bộ y tế và các cơ sở y tế tư nhân ký cam kết không thực hiện hành vi liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi; Toàn tỉnh thành lập được gần 1.000 câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình; hơn 600 câu lạc bộ dân số với trên 50.000 hội viên hoạt động hiệu quả. Trên 500.000 cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia Mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình sinh hoạt ngoại khóa được cung cấp kiến thức về dân số, giảm thiểu mất cân bằng GTKS. Thông qua các hoạt động truyền thông về dân số, mất cân bằng giới tính, hàng trăm nghìn hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ, đoàn viên công đoàn được tuyên truyền, phổ biến văn bản, chính sách, pháp luật về dân số, mất cân bằng GTKS và tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ.

Tại các địa phương trong tỉnh, hoạt động truyền thông dân số, mất cân bằng GTKS được triển khai đều khắp với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt, đã lồng ghép truyền thông tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, tình trạng mất cân bằng GTKS gắn với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, gắn với nội dung thi đua, đưa và quy ước, hương ước trong xây dựng làng văn hóa; kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ cán bộ dân số, cán bộ y tế và tuyên truyền viên dân số cơ sở. Vận động trực tiếp đối tượng có nguy cơ sinh con lần 3 cao, không sinh con thứ 3 trở lên và không lựa chọn giới tính thai nhi.

 Đến nay tốc độ gia tăng tỷ số GTKS trên địa bàn tỉnh đã từng bước được khống chế, tỷ số GTKS của tỉnh giảm từ 118,5/100 (năm 2012) xuống còn 115,2/100 (năm 2016) và năm 2017 giảm còn 111,8/100.

Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, còn có những khó khăn bất cập trong công tác DS-KHHGĐ. Đó là có một thực tế trước hiện nay kinh phí đầu tư cho các hoạt động dân số ngày càng thu hẹp, tổ chức bộ máy làm công tác dân số còn thiếu biên chế, tỷ số GTKS vẫn còn cao, tỷ lệ sinh lần 3 vẫn có chiều hướng gia tăng,…

Để tiếp tục làm tốt công tác dân số trong tình hình hiện nay, thời gian tới tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục quan tâm, quán triệt, triển khai các văn bản, chính sách dân số sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; thực hiện tốt phong trào thi đua, khen thưởng và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số bằng nhiều hình thức thích hợp. Phấn đấu đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng chung của cả nước, đồng thời kiềm chế, giảm tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên; coi trọng việc nâng cao chất lượng dân số, từng bước nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch DS - KHHGĐ của tỉnh.

 

Anh Phương